"Trẻ con thời nay thật đáng sợ"

“Trẻ con thời nay thật đáng sợ”- đó là lời than vãn của các bậc phụ huynh, mà ngay cả tôi cũng thế. Chẳng phải tôi “vơ đũa cả nắm” mà sự thật trẻ con bây giờ “bạo gan” nhiều quá.

“Trẻ con thời nay thật đáng sợ”- đó là lời than vãn của các bậc phụ huynh, mà ngay cả tôi cũng thế. Chẳng phải tôi “vơ đũa cả nắm” mà sự thật trẻ con bây giờ “bạo gan” nhiều quá.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đã tăng tin rất nhiều những vụ việc “xấu xí” liên quan đến trẻ con như: Cô bé mới 13 tuổi thôi đã cầm đầu băng cướp nhí, học sinh đánh thầy giáo, học sinh đánh hội đồng bạn cùng lớp, học sinh giết người để lấy tiền chơi game online…, khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo sợ cho “tương lai” của con mình.

Chứng tỏ bản lĩnh
 
Nói đâu cho xa, con gái tôi là một bằng chứng cụ thể về những hành xử “xấu xí” ở lứa tuổi vị thành niên. Năm nay cháu lên lớp 8, chăm ngoan, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến. Vậy mà đột nhiên một ngày tôi phát hiện ra cháu dùng dao lam rạch tay mình. Khi nhìn thấy dòng chữ “Cẩm Tú” ( tên con gái tôi) ghi chi chít trên cánh tay bé nhỏ gầy gò, tôi thực sự bị “sốc” nặng. Kiểu dùng dao lam rạch tay một thời báo chí cũng từng phản ánh và tôi nghĩ chỉ những cậu ấm cô chiêu ham chơi hơn học mới dám làm, nhưng bây giờ nó lại rơi vào hoàn cảnh con gái tôi. Khi được hỏi tại sao con làm như thế và làm ở đâu, cháu trả lời tỉnh bơ: “Bạn bè cho rằng con nhát như thỏ đế nên con làm cho chúng xem. Con đóng cửa phòng lại và tự mình làm lấy”.
 

Ảnh minh họa - Internet


Tôi luôn cho rằng mình là người cha hoàn hảo với những phương pháp dạy con theo kiểu hiện đại, nghĩa là không gò bó quá cũng không buông lỏng quá, thế nhưng mọi chuyện không như vợ chồng tôi mong muốn. Tôi hiểu con gái mình đang ở tuổi dậy thì và có nhiều thay đổi về mặt tâm lý, nên thời gian này vợ chồng tôi quan tâm đến cháu rất nhiều. Vợ tôi thường gần gũi cháu để giải đáp những thắc mắc về giới tính cho cháu nghe, khuyên cháu cách ứng xử với bạn bè khác giới như thế nào cho phù hợp… Những cô bạn học chung với cháu mới tí tuổi đầu đã có “người yêu” thường rủ cháu đi uống nước vào ban đêm đều bị tôi ngăn cản khéo léo. Tôi giải thích cho cháu hiểu sự quan trọng của việc học và nên chọn bạn mà chơi, nếu bất đắc dĩ chỉ cần xã giao ở mức bình thường, hoặc chỉ trao đổi về việc học… Cháu luôn lắng nghe và thấu hiểu, nhưng có ngờ đâu chỉ thoáng chốc thôi cháu đã hư hỏng như thế.

Học theo game online

Anh bạn đồng nghiệp tôi cũng rơi vào hoàn cảnh như thế. Con trai anh học lớp 10, cậu bé tuy học không giỏi nhưng cũng là học sinh trung bình khá, ngoan ngoãn và không đua đòi theo chúng bạn. Cháu thích chơi game online nhưng không thái quá như những đứa trẻ khác sa đà vào máy tính đến bỏ ăn bỏ học, người gầy như que tăm. Mỗi ngày cháu chỉ chơi độ khoảng 2 giờ, còn lại dành thời gian để học bài và vui chơi với bạn bè.

Anh bạn tôi cho rằng đây là một điều bình thường, trẻ con cũng cần chơi game thư giãn như người lớn, và không có luật nào cấm trẻ con chơi game hoặc phân biệt độ tuổi chơi game như trong phim ảnh, nên anh không cấm cản con. Ấy thế mà mọi việc lại trở nên tồi tệ.

Vào một ngày, bạn đồng nghiệp tôi được nhà trường mời đến để trình bày sự việc vì thằng con của anh mang theo hung khí trong cặp định đâm một người bạn trong lớp. May thay người bạn ngồi cạnh bàn phát hiện và báo cho giáo viên bộ môn nên không xảy ra những điều đáng tiếc. Được hỏi tại sao con lại làm như thế thì cậu bé trả lời tỉnh bơ: “Nó ăn cắp tiền con, con phải “xử” nó”. Hóa ra người bạn ngồi bàn trên của cậu bé đã lấy mất 100 ngàn của cậu nên cậu ôm hận trong lòng. Nhưng thay vì thưa lại với thầy cô thì cháu lại làm điều dại đột. “Con biết nó lấy nhưng con không có bằng chứng. Nếu con nói ra, sẽ chẳng ai tin con”. Anh bạn tôi kể lại mà ruột đau như thắt, bởi anh không ngờ con mình lại liều lĩnh như thế.

Cần sự quan tâm từ phía xã hội

Không phải tôi đổ lỗi cho xã hội trong việc dạy con, nhưng thực tế cho thấy xã hội ngày nay có rất nhiều cám dỗ mà trẻ con là “mục tiêu” chính. Những bộ phim hành động đánh đấm kiểu xã hội đen, hoặc những cảnh quá “nóng” tràn lan trên Internet gây sự tò mò ở trẻ. Các công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến vì mải mê chạy theo lợi nhuận mà tung ra thị trường những game online bạo lực cuốn hút trẻ con.

Game online là một trong những hình thức giải trí được học sinh yêu thích, nhưng trong đó có nhiều game đấm đá man rợ mà các em học sinh lại là người nhập vai, hỏi sao trẻ không rơi xuống vực của tiêu cực. Trẻ con là lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới nên chúng không lường trước được hậu quả do mình gây ra nên mặc nhiên “thử” và “khám phá”, riết rồi đâm ra… nghiện. Trong khi đó, các nhà quản lý Internet, game online (cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông) lại quản lý không xuể trong chuyện này, khiến tội phạm trẻ con ngày càng gia tăng. Thêm vào đó là sự sao nhãng của một bộ phận cha mẹ, dẫn tới số trẻ có suy nghĩ và hành động bạo lực ngày càng gia tăng...
 
Theo Nông Nghiệp Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.