Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may

Rất đông sĩ tử đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu may trong kỳ thi đại học sắp tới.

Rất đông sĩ tử đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu may trong kỳ thi đại học sắp tới.

Từ mấy ngày nay, khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chật cứng các sĩ tử cùng người thân từ các tỉnh thành đến để thắp hương, xin chữ cầu may trong đợt thi Đại học, Cao đẳng sắp tới. Kỳ thi đại học đợt 1 (khối A, A1) diễn ra vào ngày 4 và 5/7. Trước kỳ thi 1 ngày, nhiều sĩ tử đã lên Văn Miếu Quốc Tử Giám thắp hương, mong đỗ đạt.

Em Nguyễn Thị Linh (19 tuổi, ở Bắc Giang) chia sẻ: “Em lên Hà Nội từ 3 hôm trước nhưng mấy ngày đầu còn bận tìm nhà trọ, xách đồ, tranh thủ học thêm nên tới hôm nay em mới đến Văn Miếu cầu may. Hiện điều mong ước lớn nhất của em là đỗ vào trường đại học Bách Khoa. Đây là năm thứ 2 em dự thi Đại học”.

Nhiều bạn trẻ đến Văn Miếu để xin chữ Thành, chữ Đạt với mong muốn mọi thứ đều thành công, đỗ đạt. Được biết, mấy ngày nay, lượng khách bắt đầu đông lên đột biến khoảng 7.000-8.000 lượt/ngày, đa số là các bạn thí sinh và người nhà đưa đi thi. Để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng tăng cường thêm nhiều bảo vệ làm nhiệm vụ an ninh trật tự, chống trộm cắp móc túi. 

Để tránh việc sờ đầu rùa như mọi năm, tại khu vực đặt rùa đá có hàng rào sắt bảo vệ cao 80 cm bao quanh khu vực bia tiến sĩ. Nhiều biển báo cũng được đặt ở vị trí nổi bật để mọi người dễ đọc được. Sinh viên tình nguyện cũng được phân công nhau đứng chốt ở quanh khu vực rùa đá hướng dẫn, nhắc nhở người dân, các em thí sinh  không được xâm phạm hiện vật ở di tích. Nhiều sĩ tử đã tuân thủ đúng quy định, không với tay qua hàng rào để sờ đầu rùa lấy may.

Bên trong Văn Miếu, cảnh người đứng chen chân vái lạy xin đỗ đạt rất nhiều. Em Cù Thị Mai (Quảng Bình) chia sẻ: “Em dự thi khối C, trường Đại học Xã hội và Nhân văn. Đây là lần đầu tiên em bước chân đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam, em rất bồi hồi, xúc động. Em cũng như bao bạn khác đến đây để cầu mong mình sẽ vượt qua kỳ thi tới và mang lại kết quả như ý”.

Bên ngoài, mấy gian hàng thư pháp, đồ lưu niệm cũng bị vây kín bởi các thí sinh, người nhà thí sinh. Nhiều bạn quan niệm, đã vào Văn Miếu thì phải mua một món đồ như vòng cầu may, bức thư pháp… để những ngày thi gặp nhiều may mắn, thành công, vạn sự như ý.

Đến Văn Miếu với một tâm trạng nhẹ nhàng, bạn Quốc Long (Tuyên Quang) nói: “Nhiều bạn vẫn cố sờ đầu rùa mặc cho các anh chị thanh niên tình nguyện không bằng lòng, nhắc nhở. Em lại nghĩa khác, không phải cứ sờ đầu rùa là mình đỗ đạt, ‘trúng tủ’ quan trong là mình học có đủ kiến thức hay không. Hôm nay em tới đây để muốn cho đầu óc thư thái, là động lực cho kỳ thi ngày mai”. 

Một số hình ảnh sĩ tử và phụ huynh cầu may tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được ghi nhận:

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 1

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 2
Các sĩ tử và người thân cùng xếp hàng mua vé vào cửa

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 3

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 4
Trong sân Văn Miếu, ngay từ sáng sớm, dòng xe tiến vào ngày một đông

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 5
Kỳ thi Đại học, Cao đẳng - vốn được xem là bước ngoặt quan trọng của nhiều bạn trẻ, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp hơn khi hàng nghìn sĩ tử, phụ huynh đến thành tâm thắp hương.

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 6
Tại các gian hàng bán đồ lưu niệm, các bạn thí sinh cũng đứng chật kín. Ai cũng muốn tìm mua được những món đồ có ý nghĩa, mang lại may mắn cho cuộc thi tới

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 7

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 8
Nhiều bạn còn chuẩn bị sẵn những lời mong ước được đỗ đạt, thành công của mình

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 9

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 10
Nhiều bậc phụ huynh cũng đi xin may mắn cho con em mình

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 11

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 12
Trước một kỳ thi được coi là quan trọng nhất, mỗi thí sinh đến đây đều mang theo niềm hi vọng "vượt vũ môn".

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 13
Điện Đại Thành là điểm duy nhất được phép thắp hương trong cả khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 14
Không chỉ có các sĩ tử mà còn có các phụ huynh đến để cầu may mắn cho con em

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 15

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 16
Thăm Văn Miếu không chỉ để ôn lại truyền thống hiếu học, "tôn sư trọng đạo" của tiền nhân, dường như thí sinh nào đến đây cũng cầu mong may mắn để có kết quả thi tốt trong kỳ thi tới

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 17
Nhiều người không sờ được đầu rùa nhưng lại thả tiền lẻ vào bục đá xem như lấy may cho kỳ thi quan trọng trước mắt

Trước giờ "G", Văn Miếu chật cứng sĩ tử đến cầu may 18
Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.