Trưởng phòng đào tạo lên tiếng vụ ĐH LĐ-XH "truy thu" tiền học sau 2 năm

Cô Giáng Hương – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH LĐ-XH nói: “Không có chuyện tôi đứng lên trả lời các sinh viên là các em không phải đóng học phí môn học này vì Nhà nước đã lo rồi, chỉ đóng tiền ăn khi ở dưới này thôi”.

Cô Giáng Hương – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH LĐ-XH nói: “Không có chuyện tôi đứng lên trả lời các sinh viên là các em không phải đóng học phí môn học này vì Nhà nước đã lo rồi, chỉ đóng tiền ăn khi ở dưới này thôi”.

Xung quanh vụ hàng nghìn SV bàng hoàng bị trường "truy thu" tiền học sau 2 năm, PV Infonet có cuộc trao đổi với cô Giáng Hương – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Lao Động – Xã hội, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trường ĐH Lao Động - Xã hội

Trước thông tin các sinh viên trường đại học Lao Động – Xã hội (ĐH LĐ- XH) cho rằng: “Trong lúc chúng em đi học quân sự ở Xuân Hòa -Vĩnh Phúc các thầy cô xuống thăm học sinh, khi đó có cô Giáng Hương - Trưởng phòng đào tạo nhà trường. Một bạn đứng lên hỏi có phải đóng tiền gì khác không khi đã hoàn thành việc học và quay trở lại trường?”.

Trả lời cầu hỏi của sinh viên: “Chính cô Giáng Hương đứng trước sinh viên khẳng định: "Các em không phải đóng học phí môn học này vì Nhà nước đã lo rồi, chỉ đóng tiền ăn khi ở dưới này thôi". Tuy nhiên, đến thời điểm này thì nhà trường không đứng ra giải thích với chúng em số tiền vô lý đó mà gửi ảnh công văn yêu cầu chúng em đóng tiền".

Khi PV Infonet đặt câu hỏi về việc cô có trả lời các sinh viên như vậy hay không? Cô Giáng Hương thẳng thắn nói: “Không có chuyện tôi đứng lên trả lời các sinh viên là các em không phải đóng học phí môn học này vì Nhà nước đã lo rồi, chỉ đóng tiền ăn khi ở dưới này thôi”.

Lý giải về việc này, vị Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lao Động – Xã hội cho rằng: “Chức năng và nhiệm vụ của tôi là quản lý giảng dạy, không có chức năng phát ngôn về việc đóng hay thu tiền đối với sinh viên của nhà trường.

Việc phát ngôn các em không phải đóng hay phải đóng tiền thuộc thẩm quyền của người khác, không phải quyền của tôi. Chính vì vậy, sinh viên bảo tôi nói các em không phải đóng học phí môn học này vì Nhà nước đã lo rồi, chỉ đóng tiền ăn khi ở dưới này thôi là không đúng”.

Hàng nghìn sinh viên đang học ở trường ĐH Lao Động - Xã hội cho rằng nhà trường "truy thu" tiền học là bất hợp lý.

Theo phản ánh của các sinh nhà trường “truy thu” học phí giáo dục quốc phòng đối với 3 khóa D9, D10, D11 (sinh viên năm 3, năm 2, năm nhất) với mỗi em là 650.000 nghìn đồng là bất hợp lý. Vì 3 khóa nêu trên có hơn 10 nghìn sinh viên, vậy số tiền khoảng 7 tỷ đồng, nhà trường “truy thu” là không rõ ràng và số tiền đó sẽ đi đâu?

Điều đáng nói là việc “truy thu” này lại dựa vào căn cứ Nghi định số 86/2015/ND-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Trong khi hàng nghìn sinh việc đã học xong môn giáo dục quốc phòng vào tháng 7 năm 2014 nhưng đến tháng 1 năm 2016 nhà trường yêu cầu học sinh đóng 650.000 đồng/1 học sinh cho tiền học môn này là điều bất bình thường.

Nói về việc này, cô Giáng Hương phân trần: “Những thắc mắc của sinh viên trường ĐH LĐ –XH nêu và phóng viên báo điện tử Infonet đặt câu hỏi, lãnh đạo nhà trường sẽ trả lời sớm nhất vào những ngày tới. Cá nhân tôi không trả lời được những câu hỏi và thắc mắc của các sinh viên cũng như phóng viên đặt câu hỏi”.

Tuy nhiên, những thắc mắc của sinh viên trường ĐH LĐ-XH mà phóng viên mang đến hỏi lãnh trường này đã một tuần trôi qua nhưng nhà trường vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới bạn đọc

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.