Vì sao nhiều học sinh ở phố nhà giàu Gangnam tự tử?

Ở khu phố Gangnam đắt đỏ bậc nhất thế giới nói riêng và Hàn Quốc nói chung, tỷ lệ học sinh tự tử vì áp lực học hành hiện đang ở mức báo động.

Ở khu phố Gangnam đắt đỏ bậc nhất thế giới nói riêng và Hàn Quốc nói chung, tỷ lệ học sinh tự tử vì áp lực học hành hiện đang ở mức báo động.

Hàn Quốc là đất nước có nền công nghiệp giáo dục tư nhân cực lớn với tổng doanh thu lên đến 2 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thời gian học lên tới 15 tiếng mỗi ngày cộng với áp lực đỗ đạt đang khiến các nhà chức trách giật mình nhìn lại bởi nó đã gây ra quá nhiều các vụ học sinh tự tử một cách thương tâm.

Hãng thông tấn Journeyman Pictures đã làm một phóng sự nhỏ phỏng vấn học sinh, phụ huynh và cả thầy cô giáo ở khu phố nhà giàu Gangnam của xứ kim chi để tìm hiểu rõ hơn thực trạng này.

Mở đầu phóng sự là một loạt những hình ảnh về cuộc sống sôi động nhưng cũng không kém phần xa hoa ở Gangnam, nơi nổi tiếng cả thế giới về độ ăn chơi cũng như sự nổi tiếng của các ngôi sao thần tượng K-pop. Tuy nhiên, khi nhìn vào các lớp học, người ta sẽ phải giật mình khi thấy các em học sinh đến trường trong tình trạng kiệt sức, vật vờ.

Với các bậc phụ huynh sống ở đây, thất bại không phải là một sự lựa chọn và sự phát triển bùng nổ của đất nước bắt buộc các em phải chịu đựng áp lực.

hàn quốc
Gangnam, một trong những khu phố đắt đỏ và sầm uất nhất hành tinh.

hàn quốc
Các em học sinh đổ rạp vì quá mệt mỏi trong những giờ học liên tục kéo dài cho đến tận đêm.

Ghé thăm vào một gia đình sống ở khu Gangnam với cô học trò Kim So Hee Jung, một học sinh năm cuối của trường phổ thông tốt nhất Hàn Quốc. Mục tiêu của cô bé là phải vào được trường đại học thuộc hàng top của nước này.

Ở đây, tất cả các kỳ thi đều được đánh giá nghiêm túc và áp dụng các quy chuẩn quốc tế. Chính vì lẽ đó nên học sinh thường phải học tập rất rất chăm chỉ. Trung bình, mỗi em phải làm việc đầu óc liên tục 15 giờ đồng hồ mỗi ngày.

hàn quốc
Kim So Hee Jung đến trường từ rất sớm trong khi đêm hôm trước phải thức đêm học bài.

Một ngày của cô bé Hee Jung bắt đầu vào khoảng 7h30 sáng trong khi đêm hôm trước em đã phải thức đến tận nửa đêm để hoàn thành bài tập. Cô bé luôn nằm trong top 5 học sinh xuất sắc nhất lớp.

“Cháu muốn được vào trường đại học tốt nên đã cố gắng học ngày học đêm”. Cô bé cũng luôn cố gắng tiếp cận với giáo viên nhiều nhất có thể để đảm bảo mình đang đi đúng hướng.

Một học sinh nam khác lại cho biết:“Đôi khi cháu cũng muốn đi chơi thể thao nhưng lại nghe mọi người nói rằng, là học sinh cuối cấp rồi thì nên học đi, thế là cháu lại lao đầu vào học. Chính vì thế mà vào những kỳ thi, cháu như trở thành một người khác chứ không phải chính mình nữa”.

hàn quốc
Một cảnh tượng không hiếm trong các lớp học ở khu nhà giàu Gangnam.

Chương trình học và áp lực ở đây nặng đến nỗi các giáo viên cũng không thể giấu nổi sự lo lắng cho các học sinh của mình: “Ở Hàn Quốc, tất cả các cấp từ tiểu học cho tới trung học phổ thông đều rất căng thẳng. Các em đều phải chịu áp lực học hành từ bố mẹ hoặc từ chính trường học của mình. Nhưng thú thật là chúng tôi cũng chỉ muốn cho tương lai của các em tốt hơn mà thôi”.

Thực trạng nói trên trở nên nhức nhối đến mức nhiều người đã phải mở các lớp học tâm lý hay thậm chí là vận động cơ bản để giúp các em xả stress nhằm tránh đi và ngõ cụt rồi tự tử. Nhiều em học sinh do không đáp ứng nổi kỳ vọng của gia đình đã thậm chí bỏ nhà đi.

hàn quốc
Lớp học phòng tránh tự tử cho học sinh ở Hàn Quốc.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo áp lực học hành, các gia đình cùng như xã hội Hàn Quốc lại còn tỏ ra rất chuộng hình thức. Ai cũng quan niệm rằng ngoại hình đẹp sẽ dễ tìm việc làm hơn. Chính vì lẽ đó mà các bậc phụ huynh cũng không ngại chi khoản tiền lớn chỉnh sửa nhan sắc cho con.

hàn quốc
Một sinh viên sắp ra trường tìm đến trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ để mong có nhan sắc bắt mắt trước khi đi xin việc.

Điều này nghe qua thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng đào sâu hơn thì đây chính là cách khiến con người ta đánh mất mình nhanh không tưởng. Những đau đớn về xác thịt đôi khi chỉ là một phần nào và có thể lành lặn, nhưng nỗi đau tâm lý và áp lực sẽ kéo dài về sau và gây ra hậu quả khôn lường.

Cuộc sống ở khu nhà giàu Gangnam chính xác là không sặc sỡ màu sắc và rộn ràng tiếng nhạc như trong MV ca nhạc Gangnam Style của ca sĩ Psy. Ở đó có nhiều áp lực đến nỗi người ta cứ phải gồng mình lên để được giống như người khác.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.