- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Với mỗi cha mẹ, con mình chính là cây hy vọng!
Thế đấy, mỗi đứa con sinh ra, cha mẹ đều trồng một CÂY HY VỌNG trong tâm khảm mình. Những đứa con ngoan, hiếu thảo không bao giờ được làm điều trái luân thường đạo lý để cây phải khô nhựa, tàn úa!
Cây hy vọng
Hồi tôi còn bé tí, bà nội tôi đã kể câu chuyện này. Đến lúc sắp hết câu chuyện bà chợt dừng kể, tháo cặp kính lão ra lau lau, dường như không còn gì để nói thêm nữa. Nhưng bọn nhóc chúng tôi thì chưa chịu. Tôi kéo tay bà, nài nỉ:
- Đã hết đâu, bà. Anh ấy có sống lại được không ạ?
- Thì cháu thấy đấy - Bà xoa đầu tôi - cái cây chẳng đã khô nhựa còn nẩy lộc đâm chồi ư? Cháu cứ nghĩ thế này nhá: Cây có phép màu, lấy lá của nó dịt vào các vết thương, lở loét trên người anh ấy biến mất, sẽ đỏ da thắm thịt ngay mà!
Nói rồi bà lắc lắc mái đầu bạc phơ, móm mém cười, đôi mắt còn tinh anh nheo nheo như muốn bảo: Các cháu cứ truy nguyên tới cùng thế, bà chả biết đằng nào mà giả nhời đâu!
Đoạn kết có thể có chút “trục trặc” như vậy, chứ từ đầu đến cuối câu chuyện bà kể dễ dàng, cuốn hút lắm. Gọi đó là cổ tích thời xưa, hay cổ tích thời nay, cũng đều được cả…
***
Có đôi vợ chồng nọ lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Một lần chị vợ nằm mơ thấy ông Tiên từ trên trời xuống cho chị hạt giống cây. Lạ thay, tỉnh dậy, lòng bàn tay chị có một cái hạt thật, bé xíu, xanh biếc. Chị kể giấc mơ với chồng và sáng ra hai người hồi hộp đem cái hạt ươm ở mảnh đất tốt sau vườn nhà. Cũng từ đấy chị mang thai.
Bình thường hạt cây chỉ dăm bữa nửa tháng là nảy mầm, đợi mãi cái hạt ông Tiên cho chưa thấy nứt vỏ. Hóa ra phải mất chín tháng mười ngày; ngày mầm non đội đất nhú lên đón nắng mặt trời, cũng là ngày chị sinh hạ được một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh.
Từ lúc nó oe oe tiếng khóc chào đời đến khi bi bô biết nói, chập chững biết đi… trong nhà lúc nào cũng có tiếng cười nói, vui như Tết. Vậy mà khi đứa trẻ càng lớn, chạy chơi, đi học… thì mỗi ngày nhà lại ít dần đi sự vui vẻ, thêm tiếng thở dài buồn phiền, thất vọng của cha mẹ. Sao vậy?
Thường thì, đứa trẻ nào được cưng chiều quá, mọi việc đều do bố mẹ lo cho cả, thì những thói xấu nảy sinh không được bảo ban, uốn nắn kịp thời, nó tất sinh biếng nhác, hư hỗn. Một lần nó cãi lại mẹ, bố mắng có một câu đã đùng đùng bỏ nhà đi, dọa sẽ không về nữa. Nhưng chỉ vài ngày sau nó đã vác mặt về, áo quần ướt lướt thướt, mặt mũi tím tái. Nó kể:
- Con lên đò ngang cùng nhiều người. Ai dè đến giữa dòng, thuyền bục, nước ồ vào. Ở nhà bố mẹ cứ rủa con làm việc gì cũng chậm như rùa, tay chân yếu như sên, thế mà lúc ấy con nhanh như sóc, khỏe như cọp, đạp qua tất, cướp ngay chiếc phao của ông lái đò nhảy ào ra ngoài, thoát thân. Lên được bờ nhìn ra thuyền chìm nghỉm, bao nhiêu người già, trẻ con làm mồi ráo cho cá.
Kể xong nó cười hì hì, còn tỏ vẻ ta đây, bảo mạng con lớn lắm, không chết được! Rồi nó gào lên vì đói. Mọi lần người mẹ đã vội vàng bưng cơm canh ra hầu nó, nhưng lần này bà ngồi lặng phắc như pho tượng đá. Thằng “mạng lớn” đành hậm hực thay quần áo và vào bếp lục nồi cơm nguội. Mồm đang nhai nhồm nhoàm, nó chợt nghe có tiếng thở dài ở nhà ngoài. Giờ mới thấy bố nó đang đứng bên cửa sổ, hướng mặt ra vườn. Mới đầu đông, vườn nhà đã lác đác lá vàng rơi rụng. Riêng cái cây cùng tuổi với nó, gió đang giận dữ rít lên như muốn bứt trụi sạch lá, chẳng mấy chốc đã thấy lá rụng vàng ối dưới gốc.
Một lần khác. Thằng con không bằng lòng về việc gì đó, lại bỏ nhà đi. Cứ tưởng nó đi hẳn. Song ít bữa thấy nó trở về lặc lè cái đẫy căng phồng sau lưng, hí hửng khoe ngay:
- Đang lang thang như chó đói ngoài đường thì có nhà gọi vào cho ăn uống tử tế. Ban đầu ông bà chủ hỏi vì sao phải bỏ nhà đi hoang, con phịa ra đủ thứ chuyện lâm li bi đát. Nghe vậy ông bà bảo con mới tí tuổi đầu mà đã phải chịu nhiều thiệt thòi, nói rồi mắt ai cũng rơm rớm ra chiều thương xót lắm. Vận con quá đỏ, trúng cái tổ con tò vò: Ông bà không có con cái, muốn nhận con làm con nuôi. Con nuôi nhà giàu sướng bằng mấy con đẻ nhà nghèo; mai này “cụ bô nuôi” chầu trời thì toàn bộ gia sản sẽ về tay mình cả, nghĩ vậy con gật tắp lự. Nhưng mới ở có được vài ngày đã thấy chán, cuồng cẳng. Mà lạ, “cụ bô nuôi” của nả chất đầy nhà còn đầu tắt mặt tối làm việc. Sáng nay hai cụ ra đồng, giao tất chìa khóa hòm xiểng cho con…
Minh họa: Mạnh Tiến |
Bỗng cánh cửa sổ bật tung. Gió lạnh thổi thốc vào. Nắm lá héo quắt ngoài vườn lả tả rơi xuống nền nhà. Người bố từ lúc thấy thằng con “vận đỏ” trở về, cứ trân trân nhìn nó như nhìn một kẻ lạ đột nhập, để mặc những cái lá vàng mắc lại trên tóc, trên vai. Thế rồi mắt ông tự nhiên trợn ngược, mồm méo xệch, cục yết hầu ở cổ liên tục lên xuống. Ông bị trúng phong, ngã vật xuống. Thằng con lúng túng như gà mắc tóc, không biết nên ôm cái đẫy hay bỏ đấy chạy lại đỡ bố. Bà mẹ vội dìu ông lên giường, hối hả rang cám, giã gừng, dứt một nắm tóc trên đầu, trộn tất cả, gói trong miếng giẻ sạch đánh cảm khắp người ông. Lát sau ông tỉnh lại, người nóng ran. Thằng con chợt nghĩ ra điều gì, chạy đến bên định sờ tay lên trán bố xem đã hạ sốt chưa. Bỗng ông gạt phắt tay nó ra.
- Đừng để bàn tay nhơ bẩn lên người tao! Ông quát mà giọng đã yếu hẳn.
Thằng con luống cuống, quay sang mẹ sợ hãi hỏi:
- Bố làm sao thế?
Một cái tát nảy lửa giáng vào mặt nó. Ánh mắt của bà như muốn thiêu đốt nó. Lần đầu tiên trong đời bà đánh con. Giọng bà trở nên sắc lạnh như dao chém đá:
- Mày hãy trả lại cái đẫy ăn cắp. Rồi đi đi! Chỉ được trở về căn nhà này với bàn tay sạch sẽ!
Ông bố chợt nhỏm dậy. Nhưng không còn nhìn thằng con đang mếu máo nữa mà ông ngoái đầu ra cửa sổ, thều thào, tiếc nuối:
- Bà ơi! Cái cây, cái cây chết thật rồi!
Giờ cây chỉ trần trụi toàn cành nhánh khẳng khiu giơ lên trời. Chiếc lá cuối cùng vừa rời khỏi cành bay vèo qua cửa sổ, quay quay mấy vòng đậu vào lòng bàn tay gầy guộc lạnh giá đang để ngửa của người cha.
Bà quay lại. Ông đã qua đời!
Thằng con khóc rống lên.
Sau khi chôn cất bố trong vườn, cạnh cái cây cùng tuổi mình, đứa con quỳ xuống dưới chân mẹ để xin được lên đường. Trong những ngày tang tóc vừa qua, bà không nói với nó câu nào. Đã mấy đêm liền bà ngồi bên mộ chồng, như không hay biết trong nhà còn có đứa con bà đã rứt ruột đẻ ra. Mấy ngày sau bà vẫn không nói. Ánh mắt đau khổ đến tột cùng, nghiêm khắc đến tột cùng của bà nhìn thẳng vào nó. Ánh mắt nói: Đi, đi! Đi mà chuộc lại lỗi lầm của mày!
Ngày ngày người mẹ vẫn lầm lũi làm việc. Nhà cô quạnh, có cái cây đã chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của đời bà giờ không còn chiếc lá nào trên cành nữa, run rẩy suốt mùa đông. Chả nhẽ nó chết thật rồi sao? Mỗi lần bà ra thắp hương trên mộ ông, không quên xới cỏ, chăm bón cho cây.
Khổ đau giày vò dù lớn đến đâu cũng không thể làm tê liệt được giác quan của con người, bà vẫn cảm nhận được thời gian bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Chỉ cái cây dường như không cảm nhận được xung quanh. Một năm nữa lại trôi qua, cây vẫn trần trụi, khô xác, câm lặng. Nó chết thật rồi, bà ngậm ngùi, nhưng vẫn vun gốc tưới tắm cho nó.
Thế rồi, đến một buổi sáng thanh tao với làn sương mù vương nhẹ trên bờ tre, rặng duối và những đám mây hồng bồng bềnh trước rạng đông hình dẻ quạt ngời sáng trên đỉnh núi trước cửa nhà bà. Con chim liếu điếu từ đâu bay đến cây xoan đầu ngõ, cất tiếng gọi ríu ran. Lâu lắm mới nghe tiếng con chim ấy, bà lẩm bẩm: Sắp có khách rồi.
Bà vừa dứt lời, cánh cổng tre cọt kẹt mở toang và một đoàn người kéo vào khiêng theo một chiếc cáng. Bà nhận ra ngay thằng con bà đang nằm trên cáng. Khắp mình băng bó, mắt thiêm thiếp và bàn tay nó để ngửa lắc lư theo nhịp cáng. Bà ào tới bên con khi mọi người vừa đặt cáng xuống thềm. Việc đầu tiên bà sờ vào lòng tay nó. Bàn tay bè bè, âm ấm dày cộm chai. Chưa bao giờ bà biết tới bàn tay ấy, ngày nó còn ở nhà bàn tay èo uột, da mỏng tang, bàn tay của đứa cớm nắng chỉ biết ăn trắng mặc trơn. Khuôn mặt nó ít thay đổi. Nước da sạm hơn, mái tóc dày hơn, cứng hơn và giờ đây cặp môi nó đang he hé phảng phất một nụ cười trong mơ.
Mọi người nhìn bà với con mắt kính trọng, và kể:
- Con trai bà đã cùng chúng tôi đổ bao mồ hôi, công sức khai khẩn một miền đất hoang, tạo dựng xóm làng, đồng ruộng. Một lần cả làng không may bị hỏa hoạn, anh ấy đã lao vào lửa cứu được nhiều người già và trẻ con. Anh bị bỏng nặng. Song chúng tôi có phương thuốc gia truyền chữa được vết bỏng. Một lần khác, nước lũ đã quét sạch mọi thứ nơi chân núi chúng tôi lập nghiệp, cuốn ra cửa sông. Con trai bà đã đóng mảng, cùng các trai tráng trong làng giành giật được nhiều người khỏi tay hà bá. Những tai họa trên còn thua xa một tai họa không chỉ với chúng tôi, mà cả các vùng bên cạnh. Đó là giặc giã. Chúng cướp bóc, hãm hiếp, chém giết gây bao cảnh thê thảm. Con trai bà đã cùng mọi người tự rèn sắm vũ khí, anh còn đứng ra liên kết với các tù trưởng lân bang họp thành đội quân gươm sắc, giáo dài, quyết đánh đuổi bọn đạo tặc. Trận cuối cùng đã diễn ra suốt một ngày đêm, con trai bà dẫn đầu xông thẳng vào trận địa của giặc, mấy lần phải thay ngựa. Một mình anh hứng chịu biết bao nhiêu vết thương. Khúc khải hoàn vang lên cũng là lúc anh gục xuống. Chúng tôi dùng đủ thứ thuốc tốt nhất cứu anh mà vẫn vô phương, kẻ thù hiểm ác đã tẩm thứ thuốc độc cực mạnh vào tên bắn anh, vào đầu ngọn giáo đâm anh. Lúc hấp hối anh dặn lại, cho được an táng tại quê nhà và anh đã nghẹn ngào hỏi chúng tôi câu cuối cùng là: Không biết mẹ tôi có tha thứ cho tôi không? Chưa bao giờ anh kể về gia đình mình. Đôi mắt anh đượm buồn mỗi khi chúng tôi tò mò hỏi về quê hương bản quán, về bậc sinh thành dưỡng dục. Còn điều này nữa, anh yêu thương trẻ nhỏ, như lây cả nét thơ ngây của chúng, lại luôn biết cách chăm bẵm chúng chu đáo như một người mẹ. Vậy mà từ dạo về đây, không cô gái xinh đẹp nết na nào làm anh xiêu lòng. Dường như trái tim anh là gỗ đá, trong lòng anh đang nung nấu một điều gì to tát lắm, đến nỗi không cả chỗ cho hạnh phúc riêng tư. Thưa bà, có phải còn nỗi u uẩn nào đó mà anh chẳng tiện nói ra?
Bà mẹ yên lặng hồi lâu, nước mắt đầm đìa, hai tay sờ mãi lên trán, lên má con và lại nhìn xoáy vào đôi bàn tay rộng mở của con. Và bà cứ đắm chìm mãi trong bao suy nghĩ, giằng xé, đến nỗi có người phải nhắc, bà mới giật mình sực tỉnh.
Những người đến đây phần nhiều còn trẻ, trạc tuổi con trai bà. Các con ơi, đã bao giờ các con làm cha mẹ phải buồn lòng vì lối sống ích kỷ, hèn đớn của mình chưa? Đã bao giờ các con đối xử bất hiếu với cha mẹ rứt ruột đẻ ra mình chưa?
Rồi bà kể lại cho mọi người nghe câu chuyện xa xưa đau buồn của gia đình…
Bầu trời lúc đó cao hẳn lên bởi những cánh chim én thanh mảnh chao lượn đang chở mùa xuân về.
Kể xong, bà hướng dẫn mọi người đưa người chiến binh trẻ bị trọng thương ra sau vườn, bảo đặt cái cáng xuống bên mộ ông. Bà thắp một nén nhang, thầm thì gọi:
- Ông ơi, con trai chúng mình đã về đây!
Lạ thay, sau lời gọi của bà, từ các cành nhánh khẳng khiu trên thân cây cùng tuổi với con bà nhất loạt bật ra muôn vàn chồi non lá biếc, tưởng như còn nghe được cả dòng nhựa sống đang chuyển vận dào dạt trong từng mạch thớ. Phút chốc, lá xanh đã ken dày đan thành một cái tán tròn trịa che trên ngôi mộ…
***
Thế đấy, mỗi đứa con sinh ra, cha mẹ đều trồng một CÂY HY VỌNG trong tâm khảm mình. Những đứa con ngoan, hiếu thảo không bao giờ được làm điều trái luân thường đạo lý để cây phải khô nhựa, tàn úa!
-
Giáo dục3 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục5 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục7 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục10 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục11 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục14 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục15 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục17 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.