- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng trai 23 tuổi bán kẹo que có doanh thu 5 tỷ/năm
Lập nghiệp từ những cây kẹo mang tên “hạnh phúc” đến nay, chàng trai trẻ đã là ông chủ của cơ sở sản xuất kẹo cho doanh thu gần 400 triệu/tháng
Lập nghiệp từ những cây kẹo mang tên “hạnh phúc” đến nay, chàng trai trẻ đã là ông chủ của cơ sở sản xuất kẹo cho doanh thu gần 400 triệu/tháng
23 tuổi, tốt nghiệp Đại học
Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành cơ khí nhưng chàng trai
trẻ Lâm Huỳnh Thiện Lương (sinh năm 1992) lại trở thành ông chủ của cơ
sở sản xuất kẹo với doanh thu 400 triệu/tháng.
Kiếm tiền tỷ từ những cây kẹo mang tên “hạnh phúc”
Sản xuất kẹo là ngành công nghiệp phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên nhiều
công ty sản xuất kẹo lớn đang gặp khó khăn do nhu cầu khách hàng cao và
cạnh tranh ngày càng lớn.
Thế nhưng cơ sở sản xuất kẹo thủ công của chàng trai 23 tuổi Lâm Huỳnh
Thiện Lương (TP. HCM) vẫn phát triển mạnh, giúp anh thu được khoản tiền
lớn khoảng 4,8 tỷ/năm.
Cơ sở sản xuất của anh Lương rộng xấp
xỉ 100m2 đặt tại quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh), mỗi tuần cho ra đời từ
20 đến 30 nghìn cây kẹo. Kẹo của anh mang tên “Hạnh phúc” được phân
phối khắp trong Nam ngoài Bắc.
Cơ sở sản xuất kẹo của anh còn được nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
đặt hàng với số lượng lớn. “Vì kẹo ở đây được làm thủ công nên dù khách
hàng có đặt 1 chiếc thì cơ sở vẫn nhận làm, giá cả không thay đổi”, anh
Lương chia sẻ.
Khi được hỏi tại sao cây kẹo lại mang tên “Hạnh phúc”, anh Lương chia
sẻ: “Không giống như kẹo được làm từ máy móc công nghiệp, cái nào cũng
giống cái nào, kẹo ở đây được làm thủ công nên mỗi cái có một nét riêng,
mang cái hồn riêng. Kẹo hạnh phúc không chỉ để ăn mà còn để trưng bày
hoặc giành tặng nhau như một món quà kỷ niệm và những người nhận được
món quà này sẽ cảm thấy hạnh phúc”.
Anh cho biết, những chiếc kẹo que hạnh phúc dùng để ăn có hạn sử dụng là
6 tháng, còn nếu để làm kỷ niệm hay vật trang trí thì có thể để được
hơn một năm mà không sợ bị chảy nước, mốc hay mất màu. Nguyên liệu làm
kẹo là hoa quả lấy từ Đà Lạt và một số loại quả nhập ngoại khác.
Mỗi que kẹo hạnh phúc có giá dao động từ 5.000 - 15.000 đồng. Sáu tháng
hệ thống sản xuất được kiểm tra một lần để chất lượng sản phẩm được đảm
bảo. Năm 2014, sản phẩm kẹo “Hạnh phúc” của anh Lương lọt vào top 100
sản phẩm tiêu biểu toàn quốc.
Cơ sở sản xuất kẹo của anh Thiện Lương hiện đang tạo việc làm cho 12 lao
động với mức lương từ 2,5- 4 triệu/tháng/người, trong đó không ít người
khuyết tật và người nghèo.
Không chỉ sản xuất thủ công tạo sự phong phú trong mẫu mã sản phẩm mà cơ
sở sản xuất của Lương còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như làm từ
thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hành trình đến với cây kẹo” Hạnh phúc”
Thiện Lương là con út của một gia đình có ba người con trai tại TP.HCM.
Bởi quan điểm “tam nam bất phú” nên từ khi anh ra đời, gia đình anh đã
xảy ra nhiều mâu thuẫn, cãi vã. Cũng vì không có được tình cảm yêu
thương của bố nên ngày nhỏ, anh sống tự ti, mặc cảm và phải tự kiếm tiền
nuôi sống bản thân bằng nghề bán kẹo dạo.
Tưởng rằng cuộc sống sẽ bước sang một trang mới khi anh thi đỗ đại
học nhưng chuỗi ngày khó khăn, cơ cực vẫn kéo dài khiến anh không có
tiền để đóng học phí.
Để theo đuổi giấc mơ đại học, anh Lương đành phải bỏ nhà ra đi với hai
bàn tay trắng. Anh làm đủ nghề như bán hàng, làm phục vụ bàn, phụ bếp,
tư vấn bất động sản… để có tiền sống và học tập. Anh kể, có những khi
không có tiền, hai ngày anh mới được ăn một bữa cơm.
Anh bắt đầu thành lập lên nhóm bán kẹo tại TP.HCM. Sau đó mở rộng ra các
tỉnh Vũng Tàu, Nha Trang và nhiều tỉnh khác trên khắp cả nước. Năm
2013, nhóm của anh Lương có tới 20 người nhưng chỉ đơn thuần là lấy hàng
về bán và mỗi ngày bán được 700 cây kẹo.
Không thỏa mãn với kết quả này, anh bắt đầu trăn trở về việc tự mình sản
xuất ra những chiếc kẹo khác biệt. Nhưng chỉ đơn thuần là một sinh viên
cơ khí, không được đào tạo qua bất cứ trường lớp nào về công nghệ thực
phẩm nên ban đầu, anh gặp rất nhiều khó khăn.
Kẹo que "Hạnh phúc"
Và như thế, mỗi lần đi lấy kẹo từ các cơ sở về bán, anh lại lân la
tìm hiểu cách làm.Vừa mày mò tìm hiểu vừa thực hành, anh Lương đã thử
nghiệm thành công sản phẩm kẹo que “Hạnh Phúc”.
Khó khăn lớn nhất anh gặp phải khi mở rộng sản xuất, kinh doanh là vốn.
Anh chạy vạy khắp nơi, vay mượn bạn bè, thậm chí còn phải cầm cố chiếc
máy tính của mình để lấy tiền xây dựng cơ sở.
Nghĩ đến tuổi thơ cơ cực bán kẹo rong trên những tuyết phố, biến sự
thương hại thành giá trị nhân văn, thành niềm hạnh phúc cho người mua
kẹo, anh đã chạm được tới thành công.
Anh Hoàng Văn Khoa (Hóc Môn- TP. Hồ Chí Minh) cho biết: "Mình có đại lý
bán bánh kẹo và khách hàng cảm thấy rất thích thú với loại kẹo que Hạnh
phúc này vì mẫu mã sản phẩm đa dạng và hơn nữa đảm bảo chất lượng về an
toàn thực phẩm”.
“Trao ngọt ngào- gửi yêu thương” chính là thông điệp mà anh Lương gửi
tới những khách hàng của mình. Kẹo không đơn thuần để ăn mà nó còn mang
lại hạnh phúc cho mọi người.
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.