- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện đời, nghề như phim của chàng má lúm nổi tiếng nhất Hà thành
Ít ai biết rằng, chàng bartender má lúm, điển trai (sinh năm 1988) Phạm Tiến Tiếp từng gây sốt trong cộng đồng bartender Việt
LTS: Nhằm mang đến cho các độc giả tất cả những thông tin cần thiết, ý nghĩa và hấp dẫn về các ngành nghề đang hot hiện tại, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc chuyên đề mới với tên gọi "Hồ sơ nghề". Mở đầu cho chuyên đề này chính là nghề bartender, một trong những nghề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Trở về từ Chung kết bartender toàn cầu tại Brazil 2012, nhà vô địch World Class 2012 Phạm Tiến Tiếp không tham gia thêm bất kỳ cuộc thi nào khác mà tập trung thực hiện tâm huyết bấy lâu là gầy dựng một lớp đào tạo bartender trẻ. Cùng Tiin trò chuyện để biết thêm về cái duyên đưa Tiến Tiếp đến với bartender, cũng như câu chuyện đời, nghề của chàng trai trẻ, đa tài này nhé!
Số 15 định mệnh
Bạn bè trong giới bartender thường trêu Tiến Tiếp là “dị nhân” vì anh thường dùng những thứ mà không ai nghĩ ra sẽ pha cho cocktail. Nhưng Tiến Tiếp lại thích cái tên Fifteen (nghĩa là 15) hơn. Con số gắn bó với cuộc đời anh như một cái duyên. Anh kể: “Ngày sinh nhật của tôi là ngày 15. Cũng như một điềm báo trước, 15 tuổi tôi nghỉ học để bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình. Sau chặng đường đầy sóng gió ngày 15/9, tôi chính thức được khoác lên mình bộ đồng phục sang trọng của khách sạn có số thứ tự 15. (Có một chi tiết nhỏ là khách sạn tôi làm địa chỉ ở 15 Ngô Quyền)…”.
Quay về với cột mốc trước năm 15 tuổi, anh kể mình sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó ở Hưng Yên. Năm lên 8, mẹ anh mất vì bệnh tim, từ đó Tiếp càng thêm cô quạnh. Bỏ dở việc học từ sớm, chị gái Tiếp khi ấy được nhận vào học tại một trường nhân đạo dành cho trẻ mồ côi, còn anh thì lưu lạc đến Hà Nội để làm thợ xây năm 15 tuổi. Nghĩ rằng không thể cứ mãi quẩn quanh trong cái nghèo, cái khổ, Tiếp quyết định dành dụm tiền để học nghề từ công việc bưng bê quán phở, may công nghiệp, đánh giày…
Thời gian làm ở xưởng may, Tiếp tập tành viết nhạc và bài hát về trường dạy nghề Koto của anh sau đó được nhạc sĩ Duy Quang phổ nhạc. Để cảm ơn Tiếp, giám đốc trung tâm đã đưa anh lên Hà Nội chơi và học nhạc. Trong lúc học nhạc, Tiếp có làm thêm tại một quán bar. Chứng kiến những màn trình diễn, pha chế điệu nghệ của các bartender, Tiếp quyết định xin theo học nghề. Anh kể: “Tôi học rượu và tiếng Anh còn nhanh hơn cả học nhạc. Và lúc ấy tôi biết rằng đây mới thực sự là điều mình ham thích”.
Càng tìm hiểu anh càng bị âm nhạc, những vũ điệu, và rượu… trong thế giới bartender cuốn hút. Mọi người thường gọi bartender là những nghệ sĩ pha chế, có những người ví bartender như những ảo thuật gia về rượu và những chiếc chai… và tất thảy những điều đó khiến chàng trai trẻ si mê, quyết tâm trở thành một bartender. Một năm sau nhờ nỗ lực không mệt mỏi, Tiếp được thăng chức lên làm quản lý quầy bar. Con đường bartender của anh cũng bước sang một ngã rẽ mới khi có một gợi ý công việc ở khách sạn 5 sao lớn nhất Hà Nội đến với anh.
Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng khi xin vào Metropol Tiếp vẫn bị dội một gáo nước lạnh vì không đủ điều kiện bằng cấp. “Tôi không có bằng cấp 3, điều kiện nhỏ nhất để có thể vào đó làm việc. Tôi nghĩ rằng tôi đã đánh đổi khi bỏ những quán bar tôi đang làm việc và bỏ cả việc học nhạc thì không còn gì để mất cả. Tôi quyết định thuyết phục anh ấy rằng hãy cho tôi một cơ hội để một ngày tôi có thể trở thành bartender số 1 của Hà Nội. Tôi vẫn còn nhớ giám đốc khi ấy đã nói rằng anh rất thích những người cầu tiến và đã cho tôi một cơ hội”, Tiếp kể về những ngày đầu ở Metropol.
Thời gian làm việc tại Metropol tuy có nhiều bỡ ngỡ, thử thách buổi đầu như thực sự là “đôi cánh” đưa anh vào bầu trời bartender chuyên nghiệp. Cùng với những nghiệp vụ bartender thực tế, cơ hội được tiếp cận những vị khách sang trọng, Tiếp còn được rất nhiều khách sạn mời đến đào tạo cũng như được gửi đi nước ngoài tu nghiệp. Từ đây anh cũng cơ hội tham gia World Class và may mắn giành được chức vô địch với món cocktail Phở.
Sau cuộc thi, có rất nhiều cơ hội thăng tiến đến với anh, nhưng ước mơ xây dựng hệ thống bar cho riêng mình đã khiến Tiếp quyết định ra ngoài và làm lại từ đầu. Với quyết định này, mọi thứ đương nhiên không dễ dàng nhưng Tiếp vẫn muốn thử sức với những thử thách mới trong nghề. Sau khi chạy một quán bar tên Mojito thành công nhưng do không gian quá rộng, Tiếp quyết định tạm dừng để tìm 1 không gian nhỏ hơn, ấm cúng hơn. Quán bar đó có tên là The Unicorn pub. Đó là nơi anh mong muốn những bartender của mình trở thành những nghệ sĩ được tất cả khách hàng chú ý tới.
Tiếp cho biết Unicorn là 1 linh vật huyền thoại, một chú ngựa một sừng, biểu tượng cho sự tự do, cá tính mạnh mẽ và sự dũng cảm, như muốn nhắc nhở bản thân cũng như gửi thông điệp về sự lạc quan, yêu đời tới mọi người. Bởi với anh, bartender là những Unicorn hoang dại nhưng mạnh mẽ, tinh tế, thân thiện.
Dị nhân với “nước mắm”, “phở” cocktail…
Không chỉ hài hước, tài năng và duyên, Tiếp còn được biết đến trong giới bartender như một “dị nhân”. Bởi, nguyên liệu mà anh dùng cho việc pha chế cocktail khá “khác người”. Đó có thể là mắm tôm, nước mắm, một số loại rễ, củ… đương nhiên tất cả đều là những gia vị rất đặc trưng của Việt Nam.
“Tôi muốn tạo ra những nét riêng cho hương vị cocktail, và mang đến sự tò mò, lẫn thích thú cho bạn bè trong nghề cũng như những vị khách của mình. Vì vậy mà ngoài “phở”, “nước mắm” cocktail, tôi còn có cả món cocktail Amulet được pha với củ riềng, cocktail martini bằng hoa sen..." - Tiếp lý giải cho sở thích đặc biệt của mình.
Tiếp bật mí thêm trong tương lai anh còn muốn sáng tạo nên nhiều những loại cocktail đặc biệt mang màu sắc cá nhân như vậy, cũng như tiếp tục mơ ước của mình là mở được một hệ thống bar trên toàn quốc, thậm chí là sang Pháp hoặc Úc nếu có cơ hội.
Nhìn lại chặng đường đã qua, Tiếp nói anh nghĩ mình thật sự may mắn, trước tiên là như vậy. May mắn vì luôn có duyên với những cơ hội của cuộc đời. Và tất nhiên anh đã cố gắng không để cơ hội tuột mất. “Tôi thấy mình may mắn khi quen biết nhiều người bạn tốt, mỗi người đều cho tôi một bài học, một niềm tin để cố gắng bước tiếp. Nhưng, tất nhiên là dù có may mắn tới đâu nếu không nỗ lực, cố gắng, kiên trì, chăm chỉ và cầu tiến thì không ai thành công cả”, Tiếp cho biết.
Bartender là nghề có nhiều cám dỗ nhất trong số các nghề về ngành hospitality (ngành dịch vụ), bởi vì bạn luôn làm việc với rượu, với môi trường sôi nổi và âm nhạc, vào ban đêm, ở đó có rất nhiều tệ nạn như: thuốc, gái mại dâm, đánh nhau vì buôn bán rượu lậu. Những bạn làm ở đây thường bị cám dỗ, và dễ gặp cạm bẫy đồng tiền.
Thành công từ khi còn rất trẻ, nhanh chóng đổi đời bằng chính công việc mình yêu thích cũng song hành với việc chàng trai trẻ phải đối mặt với những va vấp, cạm bẫy đến nhanh, và nguy hiểm hơn. Khá thẳng thắn, Tiếp chia sẻ: “Với một nghề nhiều cám dỗ thế này thú thật có những lúc tôi cũng bị lôi cuốn, sa lún vào cờ bạc. Nhưng khi nghĩ đến gia đình, nghĩ tới mẹ nữa, mình phải cố gắng hoàn thiện để mẹ và chị gái tự hào”.
Không chỉ có vậy, thử thách mang tên “kiêu ngạo” cũng là một rào cản không nhỏ với bartender. “Trong nghề bartender, khi bạn có thể pha chế những thức uống ngon và được khách hàng yêu mến tôi đã nảy sinh tính tự kiêu và đôi lúc cái tính tự kiêu đó đã hại tôi. May mắn là sau những lần vấp ngã ấy tôi biết mình phải khiêm tốn hơn, phải biết chịu khó học hỏi nhiều hơn. Bởi vì trong nghề bartender này, nếu bạn dừng lại một ngày thì người ta sẽ vươn hơn bạn 10 ngày”, Tiếp chia sẻ.
Anh ngậm ngùi: “Hiện tại tôi đã có một cuộc sống khá hơn, tôi muốn dành những gì tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất cho mẹ nhưng có lẽ mẹ chưa có duyên để hưởng thụ những niềm vui đó”. Thế nhưng để cảm ơn cuộc đời đã mang đến anh nhiều cơ hội Tiếp đang nỗ lực hết mình để giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn như mình có được một nghề nghiệp ổn định.
Tiếp nói anh rất thích một câu nói của trường dạy nghề Koto, nơi mà chị anh đang theo học đó là “Know One, Teach One” tạm dịch là "Biết một, dạy một". Anh hi vọng anh biết một sẽ chia sẻ một. Chia sẻ ở đây không chỉ là chia sẻ kiến thức mà chia sẻ tình yêu thương. “Tôi biết người khác yêu thương tôi và tôi sẽ chia sẻ tình yêu đó cho nhiều người khác nữa”, Tiến Tiếp cho biết.
Một số hình ảnh khác của chàng bartender tài năng.
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.