Chuyện lạ Thái Bình, chế ngàn lít nước xanh lè, rót bán hàng tỷ đồng

Nuôi thứ nước xanh lè mà thu tiền tỷ-đó là câu chuyện lạ ở Thái Bình.

Nuôi thứ nước xanh lè mà thu tiền tỷ-đó là câu chuyện lạ ở Thái Bình.

Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Đốc Ngữ, thôn Lương Điền, xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã thành công với mô hình nuôi cấy vi tảo, loại tảo để dùng làm thức ăn cho các ao ươm giống ngao, hàu, tôm....Nhờ nuôi trồng loại vi tảo trong thứ nước xanh lè này để bán mà gia đình ông Ngữ đã kiếm được hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ với PV, ông Ngữ cho biết, trước kia ông từng làm cán bộ thú y nhiều năm liền, trong quãng thời gian làm việc ông cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm và luôn ấp ủ mở một trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho riêng mình. Trong một lần lên chỗ người bạn chơi, ông Ngữ được tận mắt xem quy trình sản xuất vi tảo thấy hay hay nên sau đó ông mới đi tìm hiểu về loài thực vật mang giá trị kinh tế cao này.

Chuyện lạ Thái Bình, chế ngàn lít nước xanh lè, rót bán hàng tỷ đồng-1

Gia đình ông Nguyễn Đốc Ngữ, ở thôn Lương Điền, xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải mỗi năm kiếm tiền tỷ nhờ nuôi cấy vi tảo.

Lúc tìm hiểu ông mới biết loại vi tảo này dùng để làm thức ăn cho hàu, ngao, tôm...ở các trại ươm, nuôi giống thủy, hải sản. Mà trong khi đó ở quê ông-huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thì nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi ngao, tôm phát triển nhanh với quy mô ngày càng lớn, nhưng nguồn cung cấp vi tảo-loại siêu thức ăn cho giống thủy, hải sản cho các trại lại khá khiên tốn.

Nắm bắt được đây là cơ hội làm giàu và được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cất vi tảo từ người bạn, đầu năm 2014 ông Ngữ về quê thuê đất và bỏ ra gần 1 tỷ đồng để đầu tư nhà xưởng, máy móc, phòng mát... để xây dựng mô hình. Do được người bạn nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm nuôi cấy vi tảo nên ngay trong lần nuôi thử đầu tiên ông Ngữ đã nuôi trồng thành công vi tảo. Nhưng đầu ra lại gặp khá nhiều khó khăn. 

“Vì đầu ra chưa có nên những ngày đầu làm ra vi tảo tôi chỉ bán cho các trại ươm giống thủy sản trong huyện Tiền Hải. Sau đó, được mọi người giới thiệu cho nhau về vi tảo của gia đình tôi nên thị trường ngày càng được mở rộng thêm và đầu ra cũng ổn định dần...”, ông Ngữ kể lại với PV.

Trải qua nhiều thăng trầm lên xuống với nghề, sau gần 5 năm, đến nay cơ sở ươm vi tảo của ông Ngữ cũng có quy mô sản xuất hàng tấn vi tảo mỗi năm. Trung bình mỗi năm cơ sở của ông cũng xuất bán được hơn 3 tấn vi tảo làm thức ăn cho các trại ươm giống thủy hải sản. Với giá bán luôn giữ ở mức ổn định trên dưới 1 triệu/kg, doanh thu  cơ sở nuôi cấy vi tảo của ông Ngữ mỗi năm luôn ở mức 3 tỷ đồng.

Chuyện lạ Thái Bình, chế ngàn lít nước xanh lè, rót bán hàng tỷ đồng-2

Vi tảo là loài thực vật phù du (phytoplankton) có kích thước cực kỳ nhỏ, từ 1-50 µm và là nguồn thức ăn siêu dinh dưỡng cho cá, tôm và các động vật thủy sinh mới nở khác.

“Nuôi loại vi tảo này chi phí hết khá nhiều nên sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm tôi cũng chỉ lãi được khoảng gần 1 tỷ đồng”, ông Ngữ tiết lộ với PV.

Cũng theo ông Ngữ, vi tảo là loài thực vật phù du (phytoplankton) có kích thước từ 1-50 µm, kích thước cực nhỏ đến mức khi quan sát chúng phải sử dụng kính hiển vi. Vi tảo sinh trưởng bằng cơ chế quang tự dưỡng, dị dưỡng, hoặc cả hai cách. Vi tảo dễ nuôi trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất thu sinh khối cao hơn các loài thực vật làm thức ăn cho giống thủy sản khác, làm vi tảo thân thiện với môi trường. Trong các thủy vực nước ngọt, vi tảo cung cấp oxy và là thức ăn chính cho cá, tôm và các động vật thủy sinh mới nở khác.

Chuyện lạ Thái Bình, chế ngàn lít nước xanh lè, rót bán hàng tỷ đồng-3

Ông Nguyễn Đốc Ngữ đang đi kiểm tra tốc độ phát triển của vi tảo được nuôi cấy trong phòng mát tại cơ sở.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đốc Ngữ cho hay, thời gian nuôi trồng loại vi tảo này khá ngắn, chỉ khoảng 15 ngày nhưng lại cực kỳ phức tạp và mất khá nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên vi tảo sẽ được nhân nuôi trong phòng lạnh có nhiệt độ phù hợp cho chúng phát triển. Khi vi tảo đủ lớn sẽ được đưa ra nhà màng để nhân nuôi tiếp cho đến lúc xuất bán. Yếu tố thời tiết khá quan trọng và quyết định trực tiếp đến tỷ lệ thành công của nuôi cấy vi tảo.

Theo ông Ngữ, nhiệt độ thích hợp cho vi tảo phát triển khoảng 20-25 độ C. Nếu thời tiết bên ngoài nóng quá thì phải nuôi chúng trong phòng lạnh và đợi khi nào nhiệt độ ngoài trời đỡ nóng hơn mới đưa ra ngoài để tiếp tục nhân nuôi.

 “Như mấy ngày vừa qua, nắng nóng kéo dài và có lúc nhiệt độ ngoài trời lên trên 40 độ C nên không thể mang vi tảo ra ngoài nhân nuôi được. Những ngày thời tiết nắng nóng như nung như thế này buộc phải để vi tảo trong phòng mát để nuôi trồng. Mà trồng vi tảo trong nhà lạnh chi phí lại khá tốn kém, them vào đó vi tảo phát triển chậm hơn bình thường nên những đợt nắng nóng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế...”, ông Ngữ chia sẻ.

Nói về đầu ra cho sản phẩm vi tảo, ông Ngữ cho hay, hiện nay nghề ươm con giống thủy, hải sản như hàu, ngao, tôm ...đang phát triển khá mạnh nên nhu cầu về vi tảo cho thị trường này tăng theo. Hiện vi tảo của cơ sở nhà tôi đang cung cấp cho khá nhiều các trại ươm giống thủy sản lớn trên cả nước. Mô hình nuôi cấy vi tảo-thứ nước xanh lè mà ra tiền tỷ của gia đình ông Đốc Ngữ đang là chuyện lạ Thái Bình.

”Từ đầu năm đến nay tôi liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng mới về vi tảo. Căn cứ vào năng lực, sản lượng sản xuất vi tảo, tôi buộc phải từ chối một số đơn hàng vì không có đủ hàng để bán. Dự định sắp tới tôi phải mở rộng quy mô để tăng sản lượng vi tảo nhằm đủ số lượng để cung cấp cho khách hàng...”, ông Ngữ cho PV biết.

Theo Dân Việt


nuôi cấy vi tảo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.