- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đại gia ẩn mình đổ 1.000 tỷ làm sân bay Phan Thiết
Hiện giờ cũng vậy, nổi danh khi quyết định đầu tư Sân bay Phan Thiết, nhưng ông vẫn tỏ ra là người kín tiếng.
Hiện giờ cũng vậy, nổi danh khi quyết định đầu tư Sân bay Phan Thiết, nhưng ông vẫn tỏ ra là người kín tiếng.
1. Mọi người bắt đầu tò mò về ông chủ của Tập đoàn Rạng Đông khi hay tin tập đoàn này có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin được đầu tư hạng mục hàng không dân dụng tại dự án Sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng theo hình thức BOT vào giữa năm 2013.
Khi đó, giới truyền thông lục tung trang web của tập đoàn rồi hoang mang vì không kiếm được nhiều thông tin về người chủ tập đoàn tư nhân đầu tiên bước chân vào lãnh địa được mặc định “chỉ có nhà nước hoặc vốn nước ngoài” mới làm được, vì suất đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài. Sân bay Phan Thiết dù được kỳ vọng là cú hích mới để “thủ đô resort” Bình Thuận bứt tốp cũng đang có lời giải là “lỗ ròng” tới 15-20 năm - chặng đường quá sức với đa phần doanh nghiệp tư nhân Việt.
Năm 2014, ông chủ kín tiếng của Rạng Đông lại khiến cả giới truyền thông và giới đầu tư xôn xao với quyết định đóng cửa sân golf Phan Thiết mà ông đã tốn hàng chục triệu USD mua lại sân golf từng là của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom. Có thể cú xoay chuyển từ sân golf thành khu đô thị đa chức năng mà ông đang đốc thúc hoàn thành việc lập quy hoạch 1/500 sẽ tạo nên cơ hội mới cho doanh nghiệp này, nhưng cũng không phải trong tầm tay khi thị trường bất động sản vẫn ở giai đoạn lừng khừng khó đoán định xu hướng. Hơn nữa, câu chuyện xin dẹp sân golf xây khu đô thị thực sự là “đòn cân não” không dành cho người yếu bóng vía.
Là
ông chủ Tập đoàn Rạng Đông danh tiếng với các dự án làm Bình Thuận thay
da đổi thịt, nhưng ông Nguyễn Văn Đông ít khi xuất hiện trên các phương
tiện truyền thông. |
Mặc cho dư luận đồn đoán và nghi ngại, lễ khởi công xây dựng Sân bay Phan Thiết đã diễn ra trong hy vọng của người dân Bình Thuận về một chặng đường mới. Người bí ẩn với truyền thông trần tình trước những vặn vẹo về lời lãi của dự án rằng, người làm chính trị chưa hẳn vì muốn nổi tiếng mà vì đam mê, người kinh doanh đâu phải lúc nào cũng nghĩ cái lợi trước mắt...
2. Ông Đông nói, có 2 lý do khiến ông quyết định bỏ tiền đầu tư sân bay. Thứ nhất là trách nhiệm xã hội, bởi đây là mong mỏi của nhân dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận, mảnh đất là đất lành cho Rạng Đông trưởng thành, lớn mạnh như ngày nay. Sân bay Phan Thiết hình thành sẽ tạo sức bật mới cho kinh tế tỉnh Bình Thuận.
Thứ hai, dự án sân bay không mang lại hiệu quả ngay, nhưng sẽ tạo sức lan tỏa tới nhiều dự án khác của doanh nghiệp do ông làm chủ trên địa bàn như Sealink City, sân golf Sea Links… “Sân bay sẽ tác động nhanh, gián tiếp đẩy giá trị các khoản đầu tư các dự án đó tăng lên. Chúng tôi sẽ lấy giá trị gia tăng đó bù cho dự án sân bay để đảm bảo bài toán cân đối tổng thể”, ông Đông phân tích.
Với diện tích 543 ha, dự án sân bay Phan Thiết có nhiều hạng mục, trong đó, nhà ga hàng không dân dụng, công suất tối đa 300 hành khách mỗi giờ cao điểm do Rạng Đông đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Tập đoàn đảm trách xây dựng các công trình như đường lăn nối vào sân đỗ máy bay, sân đỗ máy bay dân dụng, sân đỗ trực thăng, nhà ga hành khách, đài kiểm soát không lưu… dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2018.
Với suất đầu tư lớn của dự án, ông Đông phân tích, doanh nghiệp sẽ dùng một phần vốn vay, nhưng với nguyên tắc là tỷ lệ vốn vay thấp nhất. Rạng Đông sẽ huy động tổng nguồn lực để đạt tỷ lệ trên 50% là vốn tự có. “Tập đoàn sẽ điều tiết lợi nhuận trong 2 hoặc 3 năm từ các công ty thành viên để đầu tư dự án. Rạng Đông đã có cuộc họp cấp cao để thống nhất ý chí và nhận thức chính trị trong việc đầu tư này”, ông chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông cho biết.
Hiện tại, những khó khăn nằm nhiều hơn ở tính pháp lý của dự án, vì đây là lần đầu tiên có dự án BOT trong lĩnh vực đầu tư sân bay. Các thủ tục cơ bản được thực hiện trước khi khởi công, để sau đó Rạng Đông tiếp tục hoàn thiện đồng thời một lần.
“Dù đây là dự án đặc thù, nhưng Rạng Đông chưa có đề xuất xin cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư. Cơ chế đặc thù, nếu có, thì phải do Chính phủ quyết định và không phải dễ dàng. Chúng tôi đang tiếp tục xem xét, vì đây là lĩnh vực đầu tư mới, cần có thời gian nghiên cứu để đề xuất”, ông Đông chia sẻ.
3. Ngoài dự án sân bay, năm 2015 chắc chắn là một năm bận rộn của ông Nguyễn Văn Đông. Khu đô thị đa chức năng Phố biển Rạng Đông được dự kiến hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng và tung sản phẩm ra thị trường trong năm nay.
Trở lại thời điểm cách đây 2 năm, khi Phan Thiết có 2 sân golf: Sea Links do Rạng Đông làm chủ đầu tư và sân golf Phan Thiết có diện tích hơn 64 ha nằm giữa trung tâm thành phố, hoạt động từ năm 1997, nổi tiếng với cồn cát gió lộng và lỗ golf độc đáo bên bờ biển. Sân golf Phan Thiết là một trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam và đẹp nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đây cũng là biểu tượng thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Thuận.
Sân gofl Phan Thiết hoạt động không hiệu quả, luôn bị thua lỗ. Thêm vào đó, TP. Phan Thiết đã phát triển về quy mô, dân số và trở thành đô thị loại 2 nên quỹ đất ở trở nên eo hẹp. Việc duy trì sân golf này khiến không gian kiến trúc đô thị Phan Thiết tiếp tục đứt gãy vì bị sân golf án ngữ trước mặt biển. Tuy nhiên, việc “phá bỏ” biểu tượng tinh thần phát triển một thời của tỉnh không đơn giản, nếu không tìm ra điểm cân bằng để hóa giải xung đột.
Khi Thủ tướng đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị được mở đường, nhằm khai thác, sử dụng quỹ đất hợp lý và hiệu quả, góp phần chỉnh trang đô thị, đưa Phan Thiết xứng tầm với vị thế thành phố du lịch trong tương lai.
Ông chủ Rạng Đông đã không chậm chân. Ông tin rằng, với tổng mức đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng, Phố biển Rạng Đông sẽ là khu đô thị mở, hiện đại, thân thiện môi trường. Sau khi đầu tư xong hệ thống hạ tầng công cộng, chủ đầu tư sẽ bàn giao cho Nhà nước để toàn bộ nhân dân được thụ hưởng. Khu đô thị này sẽ phát triển hài hòa với đô thị Phan Thiết hiện hữu.
Nước cờ “nhất tiễn song điêu” dưới tay doanh nhân Nguyễn Văn Đông dần được hé lộ. Nhiều người nghĩ rằng, ông “gàn” khi xuống tay mấy trục triệu USD mua lại sân golf đang thua lỗ đầm đìa, trong khi đã dằn lưng một sân golf khác đẳng cấp hơn hẳn cách đó chừng dăm km. Nhưng ông luôn kiên định với logic của mình, cái logic giúp ông tìm ra điểm cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và hợp với đòi hỏi phát triển của thời cuộc.
Nước cờ này cũng giúp ông hóa giải được cuộc cạnh tranh “nồi da nấu thịt” mà phần thắng không dành cho ai trong kinh doanh sân golf tại nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch, thủ đô resort của Việt Nam.
4. Quen ông Nguyễn Văn Đông đã lâu, song chẳng khi nào thấy ông trò chuyện về gia cảnh và khởi nghiệp. Lần duy nhất ông nhắc tới con cái khi than phiền về việc phải làm việc khuya, thời gian ngủ là thứ rất xa xỉ, nên việc chăm sóc con cái cũng khó được như ông muốn.
Cũng khó tránh, vì hành trình từ “tay thầu” xây cống dẫn nước qua huyện lộ 336 (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) tới một Anh hùng Lao động, một doanh nhân thành danh, một ông chủ tập đoàn với khối tài sản khổng lồ, có thời còn là đại biểu Quốc hội là hành trình chẳng mấy ai có diễm phúc nếm trải.
Quê ông ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, gia cảnh khó khăn, ông sớm thoát ly, Nam tiến tìm kế sinh nhai. Bôn ba khắp chốn đô hội Sài Gòn, Vũng Tàu, Đồng Nai, nhưng ông không tìm được chỗ đứng. Cơ duyên đưa ông tới huyện miền núi Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận), vay được mấy chục triệu đồng lập tổ thầu xây dựng. Tại công trình cống dẫn nước đầu tay, ông lỗ hơn 1 triệu đồng, đổi lại ông và đồng sự hoàn thành công trình với chất lượng tốt. Có chữ tín, ông nhận được nhiều đặt hàng công trình, có thời điểm làm không hết việc.
Năm 1994, Nguyễn Văn Đông chuyển ra thành phố, về Phan Thiết thuê nhà thành lập Xí nghiệp Xây lắp Rạng Đông. Với mô hình hoạt động khép kín, sở hữu trong tay hàng trăm chiếc xe và dàn máy chuyên dụng, ông lập xưởng bảo dưỡng sửa chữa nhằm tiết giảm chi phí và “mua đứt” cả mỏ đá để sản xuất vật liệu xây dựng. Làm đường thì ông chỉ phải mua nhựa, xi măng, sắt thép là đủ, do đó, giá thành công trình thấp. Cùng với chất lượng và uy tín, Rạng Đông thắng thầu phần lớn công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Bước ngoặt lớn nhất thay đổi diện mạo Rạng Đông là khi thực hiện dự án Trồng rừng chắn cát ở bãi biển Mũi Né vào năm 1997. dự án này biến vùng đồi cát hoang sơ, cằn cỗi trở thành những cánh rừng xanh ngút ngàn và thành đất vàng phát triển du lịch. Một phần dự án trên được Tập đoàn Rạng Đông đầu tư phát triển, hình thành Sea Links City diện tích 154 ha. Hiện tại, Sea Links City đang trong quá trình khai thác ổn định, tạo ra thế chân kiềng vững chắc cho Rạng Đông.
Không khí xuân như tiếp thêm cảm hứng kinh doanh đang cuộn chảy trong doanh nhân Nguyễn Văn Đông. Ông cho biết, Tập đoàn đã và đang thực hiện nhiều dự án lớn với mục tiêu xây dựng Tập đoàn vững mạnh, đóng góp cho sự phát triển chung. Một trong những dự án đó là xây dựng Khu công nghiệp Sông Bình chế biến sâu titan lớn nhất Việt Nam, quy mô 300 ha.
Chia tay ông với cái bắt tay thật chặt, sau khung cửa sổ nơi ông làm việc, nắng xuân vàng óng, gió xuân ấm áp lồng lộng thổi từ vịnh Phan Thiết. Trong mắt ông ánh lên niềm vui vì cả những điều mảnh đất này ban tặng ông và những việc ông góp phần cho sự phát triển của miền nắng gió này.
Theo Đầu Tư
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.