Gặp anh nông dân “ném” tiền xuống biển

Anh nông dân Nguyễn Văn Cai ở xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đãlàm giàu từ chính những bãi triều hoang hoá trên quê hương mới miền Đông...

Anh nông dân Nguyễn Văn Cai ở xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đãlàm giàu từ chính những bãi triều hoang hoá trên quê hương mới miền Đông...

Giàu lên từ bãi triều hoang

Với cái chất của người nông dân miền biển, cưỡi trên chiếc xe máy dã chiến đikiểm tra bãi triều, anh Cai hồ hởi khoe: Năm 1979, vợ chồng tôi tình nguyện dờiquê hương Vĩnh Bảo (Hải Phòng) để ra vùng miền Đông tỉnh Quảng Ninh này xây dựngquê hương mới. Lúc mới ra, tôi làm nhiều nghề lắm, từ đi buôn đến sản xuất nôngnghiệp, nhưng chẳng bao giờ thấy khấm khá cả.

Gặp anh nông dân “ném” tiền xuống biển
Anh Nguyễn Văn Cai kiểm tra bãi ngao.

Rồi một lần tôi sang Trung Quốcchơi, thấy bên đó bãi triều không đẹp như ở xã mình, thế mà họ lại nuôi ngao rấttốt, có thu nhập cao, đời sống sung túc. Sau nhiều năm học tập kinh nghiệm nuôingao của nông dân bên đó, đến năm 1998, gom góp được 50 triệu đồng, tương đươngcả một ngôi nhà mặt đường, tôi lặn lội vào tận miền Trung mua con giống về thảxuống bãi triều, với hy vọng sẽ kiếm được một vụ ngao thắng lợi.

Hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, vụ ngao đầu tiên, tôi mất trắng.Nhiều người cười tôi vì tự nhiên lại đi ném tiền xuống biển... Nhưng không nản,tôi lại thả giống tiếp vụ thứ 2 và đã có tín hiệu tốt. Ngao bắt đầu cho thuhoạch, và cứ thế mỗi vụ lại tăng dần nguồn lợi. Tính ra mỗi năm tôi thu vềkhoảng 1,8 tỷ đồng.

Bây giờ sau gần 15 năm bám biển, với kinh nghiệm nuôi ngao của mình, anh Cai chỉcần nhìn là đánh giá được con giống tốt hay xấu, nhìn màu nước biển là đánh giáđược độ phù sa. Nhưng theo anh Cai, nuôi nghêu, ngao quan trọng là khâu phòngbệnh. Nếu không biết chọn con giống khoẻ, hay nước nuôi không sạch, ngao rất dễchết hàng loạt; cũng như việc quản lý cọc lưới không làm tốt thì ngao cũng trôitheo nước thuỷ triều ra biển mất.

Mong ước lập công ty nuôi trồng thuỷ sản

Sau nhiều năm lăn lộn ở bãi triều, giờ đây mong muốn của anh Cai là có thể thànhlập một công ty nuôi trồng thuỷ sản của riêng mình, để mở rộng làm ăn lâu dài.

Hiện nay, anh Cai đã xây dựng được 10ha nuôi ngao, nghêu, tạo công ăn việc làmthường xuyên cho hàng chục lao động trong xã. Còn vào mùa thu hoạch, bãi ngaonhà anh có đến cả trăm người làm.Anh Cai cho biết: “Trước kia đến vụ thu hoạchlà tôi phải tìm vào tận các nhà máy chế biến ở miền Trung để chào hàng. Nhưngnhững năm trở lại đây, do nguồn cung cấp nguyên liệu của xã Quảng Minh ổn định,nên các nhà máy chế biến hải sản đã cử đại điện ra tận bãi ngao ký hợp đồng thumua với bà con.

Nói về công ty nuôi trồng thuỷ sản mà mình mơ ước, anh Cai tâm sự: Là nhữngngười làm ăn đứng đắn, tôi chỉ muốn thành lập công ty để phát triển ổn định nghềnuôi trồng của gia đình và bà con nơi đây. Trước kia làm ăn cá thể muốn đóngthuế cũng chẳng biết đóng cho ai, giờ phát triển được kinh tế biển cũng phải cótrách nhiệm đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước chứ”.

Đó cũng là để xây dựng nông thôn mới và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo củaTổ quốc, điều mà người dân nào ở nơi đầu sóng ngọn gió này cũng mong muốn.

Hiện nay anh Cai đã gây dựng được 10ha nuôi ngao, nghêu, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trong xã đến dọn bãi, cào ngao, chỉnh cọc, quây lưới. Còn vào mùa thu hoạch, bãi ngao nhà anh có đến cả trăm người làm, với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
 

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.