- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học nghề bài bản, đút túi nửa tỷ đồng/năm
Ông Đào Duy Hòa chăn nuôi lợn hiệu quả, mỗi năm có lãi hơn 500 triệu đồng.
Có học có hơn
Đến thăm trang trại lợn nái ngoại của ông Đào Duy Hòa, thôn Phong Lượng, xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) mới biết ông vừa là nông dân kiêm “bác sĩ thú y”.
Ông Hòa cho hay, năm 2012, sau khi gia đình bỏ vốn đầu tư xây dựng trang trại lợn, ông đăng ký học lớp nghề chăn nuôi thú y tại TT HTDN ND tỉnh. Sau 3 tháng theo học, với lượng kiến thức nắm được, ông áp dụng cho trang trại nuôi lợn của mình và hiệu quả thấy rõ, lợi nhuận tăng. Hiện trang trại nuôi lợn của ông rộng 6.000m2 với 30 lợn nái ngoại.
Bình quân mỗi năm ông Hòa xuất chuồng 500 - 600 con lợn thịt, “bỏ túi” hơn 1 triệu đồng/con sau khi trừ chi phí. Qua lớp dạy nghề, ông Hòa còn học được cách phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn. Ông tự liên hệ với các đại lý thuốc thú y, mua vaccine về và tự tiêm phòng cho lợn.
“Theo đúng quy trình đã học được ở lớp mà áp dụng thôi. Cứ 21 ngày, tôi lại tiêm phòng cho từng con lợn ngừa các loại dịch bệnh. Nếu không cẩn thận, khi xảy ra dịch có thể mất sạch. Vì thế, tôi không dám chủ quan hay lơ là trong khâu phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn…”- ông Hòa thổ lộ.
Hội Nông dân là kênh kết nối
"Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm chúng tôi mở được 8 lớp dạy nghề và tập huấn kiến thức trồng trọt, chăn nuôi với số lượng hơn 1.000 lượt hội viên tham gia”. Ông Nguyễn Xuân Hùng |
Ở trang trại của ông Hòa, 1 điều hay nữa là không chỉ tự tay làm “bác sĩ thú y” mà ông còn tự tay sản xuất, chế biến thức ăn cho đàn lợn. Sau khi học nghề, ông đầu tư thêm vốn, mua sắm máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
Ông chia sẻ: “Tôi quyết định đầu tư vốn mua máy nghiền, ép thức ăn viên cho lợn. Làm được điều đó, giá thành thức ăn cho lợn sẽ giảm 3.000 đồng/kg so với giá thị trường. Hơn nữa, mình chế biến được sẽ không sợ mua phải thức ăn có lẫn chất cấm hoặc hàng nhái, hàng giả...”.
Ông Nguyễn Xuân Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Phong cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có 10 hộ ND đầu tư mua sắm máy chế biến thức ăn cho gia súc. Nhờ được học nghề, nhiều hộ ND ở Quảng Phong được bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi và làm ăn rất tốt. Khi những người như ông Hòa đi học về, có kiến thức, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Xã Quảng Phong hiện đã có 13 trang trại chăn nuôi lợn và 1 trang trại chăn nuôi bò quy mô hàng hóa. “Không chỉ riêng lĩnh vực chăn nuôi, hàng năm Hội ND xã còn đấu mối với huyện Hội và TT HTDN ND tổ chức mở lớp tập huấn, dạy nghề khác cho hội viên”- ông Hùng cho hay.
Đánh giá về hiệu quả của chương trình dạy nghề cho ND, ông Đào Duy Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Phong khẳng định: “Công tác dạy nghề của Hội ND tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, giúp người dân làm ăn có hiệu quả rõ rệt. Từ năm 2010 đến nay, tại địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng nhờ bà con được tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn, nắm vững kiến thức phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Nếu thông qua kênh Hội ND mà mở được nhiều lớp tập huấn và dạy nghề hơn nữa, nông dân sẽ có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất và tạo được sự gắn kết giữa ND với tổ chức hội”.
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.