- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ chối cơ hội thành tiến sỹ, làm nông dân thu 30 triệu/ngày
Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh, ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại
Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh, ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại có thể thu về hơn 30 triệu đồng mỗi ngày nhờ vườn hồng này.
Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song với hoài bão và quyết tâm làm giàu từ mảnh đất quê hương, chàng thanh niên Ðoàn Ngọc Hiếu (SN 1988) bằng sự kiên trì và vốn kiến thức nông nghiệp sâu rộng đã giúp anh trở thành ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại.
Chúng tôi có dịp ghé thăm vườn hồng môn của anh Hiếu, ở thôn 4, xã Phi Tô (Lâm Hà). Anh đang tất bật cắt hoa, đóng gói, chuyển lên xe. Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh.
Giấc mơ làm chủ
Anh Hiếu nhớ lại niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” mình từ thuở ấu thơ bởi gia đình anh xuất phát từ nghề nông. Chính vì vậy, anh quyết định theo học ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Khi tốt nghiệp đại học anh được học bổng ở lại trường học cao học. Sau đó, được giữ lại trường để giảng dạy và có nhiều cơ hội để học tiến sĩ. Thế nhưng, ra trường Hiếu đã xác định ngay cho mình con đường khởi nghiệp: Trồng hoa.
Niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” của Đoàn Ngọc Hiếu. |
Chia tay những ngày tháng mộng mơ trên giảng đường và cả những thú vui của tuổi trẻ, Hiếu bắt đầu những chuỗi ngày vắt kiệt sức cho khu vườn của mình. Hiếu kể, tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu, anh quyết định về nhà làm nông dân trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân. Nhiều người bảo, đam mê là một lẽ nhưng biến đam mê thành hiện thực không phải là điều dễ dàng. Chính vì lẽ đó, gia đình Hiếu cấm cản vì đường học của anh rộng mở, anh có thể dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, với niềm yêu thích và muốn áp dụng việc học vào thực tế, mà quan trọng hơn là muốn tự do khởi nghiệp... Anh đã từng học lớp khởi nghiệp do tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức, tại đây, giấc mơ có một nông trang hoa càng làm anh quyết tâm gắn bó với nghề nông và giấc mơ làm chủ.
Khi ra trường, may mắn hơn nhiều bạn trẻ khác, Hiếu sử dụng nguồn đất gia đình để thực hiện giấc mơ của mình. Từ một chàng kỹ sư nông nghiệp, Hiếu đã không ngần ngại vác cuốc, rựa đi chặt phá cây dại, san lấp mặt bằng. Vậy là, một trang trại hoa rộng lớn mọc lên cùng hình ảnh người thanh niên với dáng vẻ chẳng khác nào “công tử bột” không ngại gian khổ dầm mưa dãi nắng, xắn tay áo cùng nhân công vận chuyển vật liệu làm nhà kính, nhà lưới để trồng hoa.
“Nếu bạn đã quyết tâm gắn bó với nghề nông thì phải đeo đuổi cho đến cùng. Mặc dù làm nghề nông mức độ rủi ro cao nhưng nếu mình chịu tìm tòi ứng dụng kỹ thuật thì sẽ sống được với nghề” - anh Hiếu chia sẻ.
Vận may mỉm cười
Con đường tìm đến thành công bằng hướng đi mà ban đầu người thân và bạn bè của anh ra sức can ngăn không hề bằng phẳng, khi anh bắt tay vào làm nông nghiệp. Chính những người làm thành công ngành nông nghiệp phản đối anh, bởi làm nông nghiệp giống đầu tư một đống tiền và đi lượm lại từng đồng. Nhưng với lối suy nghĩ nông nghiệp là một ngành kinh tế, nó cũng mạnh mẽ, sang trọng, hấp dẫn và dễ kiếm tiền, anh từng bước thuyết phục được gia đình mình vay vốn để mở rộng sản xuất.
Ngay những ngày đầu mới chập chững, Hiếu đã nếm một vố đau khi anh trồng giống hoa hồng nhưng không lường trước được thất bại... 6.000 cây giống hoa hồng bị sâu bệnh hoa rũ héo và chết, thế chấp sổ đỏ mới đủ trang trải chi phí thua lỗ.
Trong quá trình học, Hiếu được tiếp xúc với nhóm chuyên gia Hà Lan mang hoa hồng môn sang Việt Nam trồng thử nghiệm. Vì hồng môn ở Việt Nam chủ yếu người dân trồng và tự cấy mô ra nên chất lượng giống không đảm bảo. Với khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt anh đã không ngần ngại giao tiếp đặt vấn đề với công ty chuyên cung cấp giống ở Hà Lan. Bình thường các công ty giống Hà Lan thường làm việc với các công ty, tổ chức, tuy nhiên khi cá nhân anh Hiếu đặt vấn đề họ đã đồng ý nhưng cũng yêu cầu gắt gao về kỹ thuật, kiểm tra bản quyền hạt giống... Hằng năm, họ sẽ có một đội ngũ cán bộ qua Việt Nam để kiểm tra quá trình canh tác của đối tác.
Với 3 sào nhà kính và 3 sào nhà lưới khá hiện đại, hệ thống tưới nhỏ giọt từng gốc, hệ thống tưới phun sương làm mát được đầu tư với con số xấp xỉ 1 tỷ đồng. Anh Hiếu đầu tư trồng 23.000 gốc hồng môn, cộng giá thể và các loại chi phí khác, vốn đầu tư có giá gần 30.000 đồng/gốc. Đặc biệt, do giống hồng môn rất nhạy cảm với ánh sáng, thiếu sáng cây quang hợp yếu, hoa sẽ không đẹp.
Vì vậy, anh Hiếu phải thường xuyên ở vườn, tính toán mật độ trồng phù hợp, phương pháp tỉa lá... để có được những bông hoa đạt chuẩn, được thị trường chấp nhận. Không phụ công chăm bón khó nhọc của anh, những cây hồng môn thi nhau đâm chồi nảy lộc.
Anh Hiếu cho biết: “Có sản phẩm rồi, việc tìm đầu ra cũng rất khó khăn vì hồng môn đỏ thì thịnh hành nhưng các loại màu còn lại lại quá mới mẻ trên thị trường. Tôi đã mang hồng môn đi khắp nơi, dựa vào màu sắc bắt mắt, ưu điểm lâu tàn để thuyết phục khách hàng. Dần dần, sản phẩm được thị trường tiếp nhận và ưa chuộng. Trung bình mỗi tuần tôi cắt được 3.500 bông, giá 9.000 đồng cao hơn so với hồng môn Đà Lạt vì chất lượng giống, mẫu mã hoa đẹp hơn. Hiện, sản phẩm của tôi đã có mặt ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, TP.HCM”.
Anh Hiếu quyết chí cho đất phải nở hoa dù cũng nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”. Và, những gì anh có được ngày hôm nay đã minh chứng cho những nỗ lực làm giàu từ tri thức của một thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết. Hiện tại, số lượng chưa đủ nên hoa của anh chỉ cung cấp thị trường trong nước. Dự định trong tương lai, Hiếu sẽ mở rộng liên kết trồng hoa để xuất khẩu sang thị trường Nhật và một số nước châu Âu.
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.