2 chị em song sinh cùng mắc lỗi nhưng 1 đứa nhanh chân bỏ chạy: Cuộc sống nhiều năm sau khiến cha mẹ phải nhìn lại cách dạy con

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng ở một số khía cạnh, con cái ngoan ngoãn không phải là điều tốt.

Hầu như trẻ em nào cũng từng bị cha mẹ trừng phạt bằng đòn roi khi mắc sai lầm. Phụ huynh cho rằng đây là cách giải quyết giúp trẻ nhớ lâu và không mắc các lỗi tương tự. Khi bị phạt, một số trẻ rất ngoan ngoãn và làm theo lời cha mẹ, tuy nhiên, một số trẻ lanh lợi càng đánh càng chạy nhanh.

Tiểu Mỹ và Tiểu Ly là hai chị em sinh đôi nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau. Tiểu Mỹ tính tình nhanh nhẹn và khéo léo hơn trong các tình huống, trong khi em gái của cô bé, Tiểu Ly thì có tính cách điềm đạm và dịu dàng hơn.

2 chị em song sinh cùng mắc lỗi nhưng 1 đứa nhanh chân bỏ chạy: Cuộc sống nhiều năm sau khiến cha mẹ phải nhìn lại cách dạy con-1
Tiểu Mỹ và Tiểu Ly là hai chị em sinh đôi nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau. (Ảnh minh họa)

Khi hai đứa con cùng phạm lỗi, chị cả luôn là người chạy trước, nhưng em gái luôn đứng trong góc thật thà lắng nghe những lời than phiền, trách móc của mẹ. Không thể tìm thấy Tiểu Mỹ, vì vậy người mẹ chỉ có thể trút mọi sự nóng nảy lên Tiểu Ly. Thời gian trôi qua, lời nói của mẹ cô ngày càng trở nên gay gắt hơn, nhưng Tiểu Ly vẫn đứng đó và lắng nghe.

Dần dần, hai đứa con đã lớn, Tiểu Mỹ có thể trở thành tâm điểm ở bất cứ nơi đâu vì tính cách vui vẻ, tuy nhiên Tiểu Ly lại vô cùng tự ti do bị mẹ nói xấu trong thời gian dài, thậm chí còn có xu hướng trầm cảm nhẹ.

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng ở một số khía cạnh, con cái ngoan ngoãn không phải là điều tốt. Những đứa trẻ này thường nhớ rất lâu lời cha mẹ hay người khác nói. Chính vì thế, những lời nói tiêu cực dù vô tình hay cố ý sẽ không thể xóa nhòa và khiến đứa trẻ trở nên nhạy cảm, tự ti.

Vì sao những đứa trẻ bỏ chạy khi bị đánh thường vui vẻ hơn?

Trong gia đình, việc cha mẹ giáo dục con cái là chuyện bình thường nhưng cách đối phó của con cái cũng phản ánh mức độ thông minh của chúng. Dù không phải lúc nào cũng "thoát khỏi" cha mẹ, nhưng những đứa trẻ bị đánh đòn và tìm cách trốn tránh thường thông minh, biết thích nghi.

Những đứa trẻ này trong tính cách có một mặt ngỗ ngược và chúng có can đảm "đấu tranh" chống lại những gì không vừa ý. Vì thế, thông thường chúng sẽ vui vẻ hơn, có dũng khí hơn và rất linh hoạt, tính cách này rất phổ biến trong xã hội ngày nay.

2 chị em song sinh cùng mắc lỗi nhưng 1 đứa nhanh chân bỏ chạy: Cuộc sống nhiều năm sau khiến cha mẹ phải nhìn lại cách dạy con-2
Những đứa trẻ rất ngoan ngoãn trong mắt cha mẹ thường vô cùng hướng nội và tự ti, không dám lên tiếng. (Ảnh minh họa)

Ngược lại, những đứa trẻ rất ngoan ngoãn trong mắt cha mẹ thường hướng nội và tự ti, không dám lên tiếng, huống hồ là vi phạm mệnh lệnh của người khác. Chính vì thiếu linh hoạt và có xu hướng bảo thủ hơn trước những lựa chọn nên khi lớn lên thường rất dễ đau khổ. Sau khi bước vào xã hội, họ khó đạt được thành quả lớn, tuy có thể an nhàn cả đời nhưng lại dễ bị ức hiếp vì tính cách nhát gan, lâu dần sẽ sinh ra chán nản.

Vì vậy, so với những đứa trẻ không nghe lời, những đứa trẻ ngoan ngoãn và biết điều cần được cha mẹ bảo vệ nhiều hơn.

Đứa trẻ quá nhạy cảm, cha mẹ phải làm sao?

Lắng nghe suy nghĩ của trẻ

Dù con có giỏi giao tiếp hay không thì cha mẹ hãy luôn để ý đến suy nghĩ của con, nếu con muốn bày tỏ điều gì thì trước hết cha mẹ phải học cách lắng nghe thay và đưa ra lời khuyên ngay lập tức.

Là cha mẹ, bạn không nên luôn nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ và không hiểu gì, thực ra chúng có ý kiến và quan điểm riêng của mình. Con cái luôn cần sự hỗ trợ và thấu hiểu từ cha mẹ của mình.

Cố giữ bình tĩnh

Nếu con bạn rất hướng nội và không giỏi giao tiếp, tốt nhất cha mẹ nên kiềm chế sự thiếu hài lòng của mình và không thể hiện điều đó trước mặt trẻ.

Khi một đứa trẻ làm sai, phụ huynh thường nói "Hãy nhìn xem con đã làm gì" hoặc "Tại sao con lại làm thế này?" bằng giọng điệu gay gắt. Trong suy nghĩ của trẻ nhạy cảm, những câu nói này của bố mẹ quy kết các bé là người xấu, hư nhất thế giới. Và các bé sẽ bị tổn thương tinh thần, sợ hãi bản thân quá kém cỏi hoặc lo lắng làm bố mẹ ghét bỏ.

Thay vì vậy, bạn hãy cố gắng kiểm soát cơn giận, nhẹ nhàng hỏi con: "Chúng ta nên làm gì để giải quyết nó nhỉ?". Sự mềm mỏng thường là biện pháp hữu ích để đối phó với những đứa trẻ nhạy cảm.


2 chị em song sinh cùng mắc lỗi nhưng 1 đứa nhanh chân bỏ chạy: Cuộc sống nhiều năm sau khiến cha mẹ phải nhìn lại cách dạy con-3


Không cô lập trẻ

Có bao nhiêu phụ huynh yêu cầu con lui về phòng hay úp mặt vào tường để tự hối lỗi về những hành vi sai? Biện pháp kỷ luật này không hiệu quả với trẻ nhạy cảm mà chỉ càng khiến các bé tức giận hoặc lo lắng, cảm thấy bị bỏ rơi. Bạn có thể phạt con nhưng không nhất thiết phải tách con khỏi bố mẹ, những người đáng tin cậy nhất với các bé.

Cha mẹ là tấm gương

Cha mẹ là hình mẫu tốt nhất cho con cái. Trong gia đình, cách cha mẹ giao tiếp thường ảnh hưởng đến nhận thức của con cái.

Nếu ai đó mắc lỗi mà có thể nhận ra và sửa chữa kịp thời thì đứa trẻ sẽ trở thành người như vậy. Còn nếu bản thân cha mẹ là những người bảo thủ bất kể lý lẽ thì đứa trẻ sau này cũng thường có tính cách tương tự.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/2-chi-em-song-sinh-cung-mac-loi-nhung-1-dua-nhanh-chan-bo-chay-cuoc-song-nhieu-nam-sau-khien-cha-me-phai-nhin-lai-cach-day-con-222021103161642.htm

Cách dạy con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.