Bé 1 tuổi bị bỏng nước sôi, bà vội vã dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng khiến cháu nguy kịch

Theo kinh nghiệm dân gian, bôi lòng trắng trứng lên vết bỏng sẽ khiến da nhanh chóng dịu đi, giảm nguy cơ bị phồng rộp.

Minh Minh (tên gọi ở nhà) đến từ Phúc Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc), năm nay mới 1 tuổi 3 tháng. Không may hôm đó cậu bé bị bỏng khi đang uống nước, tuy nhiên sau khi bị bỏng, do gia đình xử lý không đúng cách khiến bé bị sốc phản vệ và phải đưa đến viện cấp cứu gấp.

Bé Minh Minh nhập viện trong tình trạng có 2 vết bỏng ở cằm và ngực. Bác sĩ Lưu - Giám đốc Khoa Bỏng và Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Nhi đồng Phúc Châu (trực thuộc Đại học Y Phúc Kiến) cho biết em bé nhập viện trong tình trạng thở gấp, da toàn thân rất đỏ, môi hơi tím. Diện tích bỏng không lớn nhưng tại sao tình trạng của cậu bé khá nghiêm trọng?

Bé 1 tuổi bị bỏng nước sôi, bà vội vã dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng khiến cháu nguy kịch-1
Vết bỏng không lớn, cũng không sâu nhưng tình trạng sức khỏe của em bé lúc nhập viện khá nguy kịch.

Sau khi phân tích bệnh sử của bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy rõ ràng Minh Minh bị sốc phản vệ. Theo Giám đốc Lưu tìm hiểu và nhận định, sau khi cháu bé bị bỏng, gia đình hoảng sợ nên dùng phương pháp dân gian là lau dầu ăn và lòng trắng trứng lên chỗ bỏng của bé. Nhưng Minh Minh cơ địa lại dị ứng với trứng nên đã bị sốc phản vệ. Vết bỏng tuy không lớn nhưng đã khiến em bé rơi vào tình huống tồi tệ. Một số chỗ đã phát triển thành bỏng sâu cấp độ hai, có thể để lại sẹo.

Bé 1 tuổi bị bỏng nước sôi, bà vội vã dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng khiến cháu nguy kịch-2
Nên nhẹ nhàng xả nước sạch vào vết bỏng để làm sạch và hạ nhiệt (Ảnh minh họa).

Theo các bác sĩ, việc bôi kem đánh răng, xì dầu, dầu ăn, kem trị bỏng trực tiếp lên vết bỏng chưa được làm sạch là quan niệm truyền miệng sai lầm. Khi trẻ bị bỏng, trước hết phải loại bỏ nguồn nhiệt ra khỏi người trẻ, sau đó hạ nhiệt chỗ bị bỏng xuống. Làm mát vết bỏng không phải là chườm đá ngay lập tức mà xả vết bỏng một cách nhẹ nhàng dưới vòi nước sạch. Nếu không có vòi nước, có thể dùng khăn lạnh để làm dịu vết bỏng và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Nếu đưa trẻ đến bệnh viện ngay cũng không phải là một cách xử lý đúng đắn, thậm chí còn khiến vết bỏng trầm trọng hơn vì không được sơ cứu kịp thời. Trong trường hợp vết bỏng của trẻ đã hình thành bọng nước, cố gắng không làm vỡ nó ra.

Trẻ bị bỏng sâu mà đắp trứng gà lên còn làm phức tạp thêm vết bỏng khi chăm sóc bởi bác sĩ sẽ phải cắt bỏ lớp màng trứng này thì thuốc mới ngấm xuống. Chưa kể việc dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng sẽ khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội vàng để đưa đến bệnh viện điều trị sớm nhất, đúng cách nhất.

 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/be-1-tuoi-bi-bong-nuoc-soi-ba-voi-va-dung-long-trang-trung-boi-len-vet-bong-khien-chau-nguy-kich-162202212070305160.htm

bỏng nặng

sốc phản vệ

tai nạn trẻ em

chăm con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.