Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin "giải cứu" thành công

Khi bác sĩ xem phiếu chụp X-quang của cậu bé đã phát hiện ra một hạt thủy tinh đang di chuyển từ thực quản xuống dạ dày và yêu cầu phẫu thuật ngay

Hiện nay, có rất nhiều loại đồ chơi dành cho trẻ em. Có những loai đồ chơi để rèn luyện trí tuệ, cũng có những loại phát triển kỹ năng vận động của trẻ, có loại có kích thước lớn nhưng cũng có loại có kích thước rất nhỏ. Một trong số những món đồ chơi được các bé trai yêu thích, không thể không kể đến những viên bị tròn nhỏ. Mặc dù, những viên bi này có thể tạo ra một trò chơi thú vị nhưng chúng cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro. 

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc đang xôn xao về thông tin một cậu bé 5 tuổi nuốt nhầm phải viên bi thủy tinh khi đang chơi ở nhà. Sau khi bố mẹ đưa cậu đến bệnh viện thì bác sĩ cho biết cần phải dùng đến bao cao su. Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé!
 
Được biết, vào ngày xảy ra sự việc, anh Lin đến trường chở con trai về nhà. Trên đường về, anh có ghé mua một ít đồ ăn nhẹ cho con, rồi đèo con về nhà và  để cháu bé tự chơi một mình, còn anh thì đến nhà bếp để chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Nhưng không lâu sau, khi Lin đang rửa rau thì con trai chạy vào bếp với vẻ mặt đau đớn, rồi dùng ngón tay chỉ vào cổ họng, mặt đỏ bừng vì khó thở, còn miệng thì không nói lên lời.

Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-1Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-2

Thấy con như vậy, Lin liền lấy tay vỗ nhẹ vào lưng con trai. Khi con có vẻ đỡ hơn, anh mới hỏi rõ mọi chuyện thì cậu bé nói với bố rằng: “Con nhặt được một viên thủy tinh khi chơi ở phòng khách, thấy đẹp nên con cho vào miệng cắn thử, rồi tự nhiên nó chui tọt xuống họng.” Nghe con nói vậy, anh Lin hoảng hồn, vội vàng đưa con đến bệnh viện khám. Sau khi đến bệnh viện, khi bác sĩ xem phiếu chụp X-quang của cậu bé đã phát hiện ra một hạt thủy tinh đang di chuyển từ thực quản xuống dạ dày và yêu cầu phẫu thuật ngay.

Bác sĩ cho biết con trai anh Lin đã nuốt phải hạt thủy tinh vào dạ dày và cần lấy dị vật ra càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tắc nghẽn đường tiêu hóa. Vì ống môn vị của dạ dày là đoạn hẹp nhất của ống tiêu hóa nên nếu dị vật bị giam giữ ở đây sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc bị mắc kẹt trong ruột non. 

Bác sĩ đã khéo léo dùng bao cao su để lấy viên bi ra

Bởi vì các hạt thủy tinh có hình tròn và bề mặt nhẵn, "Thông thường, các bệnh viện sử dụng kẹp gắp dị vật để lấy dị vật ra. Tuy nhiên, do dị vật cậu bé nuốt có hình tròn, rất trơn nên kẹp dị vật không thể gắp ra được”. Ngay sau đó, bác sĩ đã nói: “Hãy mang bao cao su tới đây, chúng ta có thể dùng nó để “câu” viên bi thủy tinh giống như cách dùng những chiếc lưới để bắt cá vậy”.

Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-3Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-4

 

Vậy là sau đó các bác sĩ đã tiến hành cuộc phẫu thuật. Họ dùng kẹp dị vật để giữ bao cao su, đưa vào bụng và lấy các hạt thủy tinh ra như lưới đánh cá nên giúp bảo vệ tối đa niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ. Trong toàn bộ quá trình, đội ngũ y bác sĩ không thực hiện đặt nội khí quản cho bệnh nhi mà tiến hành gây mê toàn thân qua đường tĩnh mạch đơn giản nhất, giúp bệnh nhi lấy dị vật ra ngoài suôn sẻ trong nửa giờ. Sau khi gắp dị vật ra ngoài, cháu bé được theo dõi tại bệnh viện trong nửa giờ,và được xuất viện về nhà ngay sau đó.

Trường hợp của con trai anh Lin khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi thót tim. Vì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm và việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng: Nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nếu không kịp thời chỉ sau ít phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Trong trường hợp này, anh Lin thật đáng khen khi đã bình tĩnh và  xử lý đúng đắn khi con bị hóc viên bi, giúp cậu bé thoát khỏi nguy hiểm "ngàn cân treo sợi tóc".

Vì thế, để phòng tránh những rủi ro không đáng có khi trẻ không may bị hóc dị vật, các bậc cha mẹ phải trang bị các kiến thức, kỹ năng sơ cứu kịp thời. Vậy cách sơ cứu cho trẻ khi bị hóc dị vật đường thở như thế nào?

Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật đường thở

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn. 

- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Có 2 loại thủ thuật can thiệp

Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

+ Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. 

Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-5

Thủ thuật vỗ lưng. Ảnh: healthlinkbc

+ Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-6

Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực.

+ Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới. 

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

- Trường hợp trẻ còn tỉnh

Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Cháu bé 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bi thủy tinh, sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ dùng vật dụng khó tin giải cứu thành công-7

Phương pháp Heimlich. Ảnh: ddccdn

- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật. 

Theo An Nhiên - Vietnamnet


hóc dị vật

tai nạn trẻ em


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.