Bé 6 tháng tuổi bị chó cưng cắn xuyên sọ, đây là 10 lưu ý "sống còn" trước khi cha mẹ quyết định nuôi chó mèo nếu nhà có con nhỏ

Vụ việc khiến rất nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là các gia đình nuôi thú cưng cảm thấy lo lắng.

Mới đây, vụ việc bé gái tên V.N.B.Q. (6 tháng tuổi, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM) trong lúc đang tập bò, kéo đuôi chú chó khiến con vật quay lại cắn vào đầu khiến nhiều người vô cùng lo sợ. May mắn là dấu răng của con vật chỉ mới xuyên qua khỏi xương sọ và vừa chạm vào bề mặt của não em bé. Ekip mổ đã kiểm tra thương tổn, làm sạch và phục hồi lại các vị trí chấn thương.

Mẹ bé Q. cho biết chú chó nhỏ nuôi trong nhà bình thường rất "cưng", tuy nhiên không hiểu sao lại xảy ra chuyện như vậy. Ngày nay, có rất nhiều gia đình có sở thích nuôi thú cưng, kể cả khi có thêm em bé. Họ cho rằng một chú chó hay mèo ở với mình lâu năm sẽ luôn ngoan ngoãn và chắc chắn không có nguy hiểm gì xảy ra. 

Không thể phủ nhận một số lợi ích mà việc nuôi chó, mèo trong nhà đem lại, có thể kể đến là trẻ sẽ có sức đề kháng tốt hơn, em bé sẽ học được cách chia sẻ, tương tác và chơi với động vật. Đây sẽ là tiền đề để bé hòa nhập với bạn bè và môi trường mới, có kỹ năng xã hội tốt hơn về sau này.

Bé 6 tháng tuổi bị chó cưng cắn xuyên sọ, đây là 10 lưu ý sống còn trước khi cha mẹ quyết định nuôi chó mèo nếu nhà có con nhỏ-1
Chú chó nuôi trong nhà bất ngờ cắn xuyên sọ bé gái.

Tuy nhiên không phải giống chó/ mèo nào cũng thân thiện và dưới đây là một số lưu ý "sống còn" cho các bậc phụ huynh. 

1. Tẩy giun và chích ngừa cho vật nuôi

Chó, mèo nuôi ở trong nhà cần phải được tẩy giun, trị kí sinh trùng ngoài da và chích ngừa định kỳ đúng cách, đầy đủ. Đầu tiên việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho bà bầu và em bé.

2. Nên nuôi chó, mèo trong môi trường kín

Nhiều gia đình hay nuôi kiểu thả rông, tuy nhiên điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và an toàn của vật nuôi. Ví dụ chúng có thể bị bắt, bị ăn phải bả hay dính bệnh ở bên ngoài. Nếu không may chúng nhiễm mầm bệnh mang về nhà sẽ đem theo nhiều rủi ro.

3. Đề phòng loại khuẩn Toxoplas mosis

Đây là loại khuẩn thường có trong thịt sống và phân mèo. Khuẩn này có khả năng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là bà bầu không nên dọn phân mèo. Nếu phải dọn thì bà bầu nên đeo khẩu trang, găng tay, sau khi thực hiện xong phải rửa thật sạch vì khuẩn này nếu ăn hay hít vào sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu lo lắng việc hít lông chó, mèo có thể làm ảnh hưởng tới em bé thì gia đình nên mua máy lọc không khí ở nơi em bé ngủ. Bên cạnh đó cần hút bụi, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo các phòng thông thoáng không khí.

4. Để ý và phát hiện nếu thấy bất thường ở vật nuôi
Nếu thấy chúng có biểu hiện gì khác lạ, cần lập tức cho đi khám thú y. Nhiều gia đình có chó mèo ốm thường để mấy hôm, có khi là mấy tuần mới đưa đi khám, nhiều khi sẽ dẫn đến nguy hiểm. Bên cạnh đó, vật nuôi cũng cần đi khám tổng quát 1 năm 1 lần để tìm ra bệnh và chữa trị sớm nhất.

5. Huấn luyện em bé và chó, mèo để 2 bên tương tác với nhau
Sự quan sát chặt chẽ cả hai bên, cách bé chơi với thú cưng và cách thú cưng chơi với bé sẽ giúp bố mẹ rất nhiều trong việc đảm bảo an toàn cho con.

Bé 6 tháng tuổi bị chó cưng cắn xuyên sọ, đây là 10 lưu ý sống còn trước khi cha mẹ quyết định nuôi chó mèo nếu nhà có con nhỏ-2
Bác sĩ phẫu thuật, khâu lại vùng đầu cho bé.

6. Chọn nuôi đúng thời điểm

Nuôi chó, mèo cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con.

7. Cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Vì phân và nước tiểu của con vật thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh. Để an toàn, người lớn không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo thả rông. Cha mẹ luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi...

8. Tìm hiểu vật nuôi

Cho dù chọn 1 chú chó từ trại cứu hộ hay người chuyên gây giống chó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chó. Nên chọn một nguồn cung cấp chó an toàn và tin cậy. 

9. Cẩn thận với từng giống chó khác nhau

Nếu không có nhiều kinh nghiệm nuôi chó, cha mẹ nên cẩn thận với giống chó từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái. Hãy hết sức cẩn thận vì đã xảy ra rất nhiều vụ việc trẻ bị chó cắn gây nguy hiểm đến tính mạng.

10. Dạy con đề phòng với vật nuôi
Với trẻ nhỏ thường không có kỹ năng chống cự, phòng vệ do đó, cha mẹ cần phải dặn dò con và dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi. Dặn con không được đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi giận.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/be-6-thang-tuoi-bi-cho-cung-can-xuyen-so-day-la-10-luu-y-song-con-truoc-khi-cha-me-quyet-dinh-nuoi-cho-meo-neu-nha-co-con-nho-22202223133712765.htm

tai nạn trẻ em


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.