Bố mẹ đừng vì nóng giận mà nói 3 CÂU này với con gái kẻo ân hận cả đời: CÂU ĐẦU TIÊN hay nói đùa nhưng độ sát thương cực lớn

Những bé gái thường xuyên nghe 3 câu nói này sẽ bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển về lâu dài.

Không có người con nào lại không khao khát sự chăm sóc và yêu thương từ bố mẹ. Tuy nhiên, không ít bố mẹ tồn tại định kiến cổ hủ nên không coi trọng con gái. Họ thường xuyên quát mắng, không tạo môi trường để con phát triển, thậm chí là có hành động ngăn cản con.

Một cô bé tên là Tố Tố (Trung Quốc) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tố Tố có một cậu em trai nhỏ hơn cô 3 tuổi, hai chị em thường xuyên xảy ra cãi vã. Không cần biết đúng – sai, bố mẹ cô luôn bênh con trai và đổ mọi lỗi lầm cho Tố Tố. Câu nói mà cô thường phải nghe là: "Con là chị, con phải nhường em chứ!". Vì được bố mẹ bênh vực nên em trai Tố Tố càng ngày càng không coi chị gái ra gì.

Bố mẹ đừng vì nóng giận mà nói 3 CÂU này với con gái kẻo ân hận cả đời: CÂU ĐẦU TIÊN hay nói đùa nhưng độ sát thương cực lớn-1
Tố Tố tổn thương vì không được bố mẹ coi trọng. (Ảnh minh hoạ)

Mỗi khi công việc không thuận lợi, bố mẹ luôn đem Tố Tố ra để chút bỏ mọi bực tức: "Con gái cũng chỉ là đồ bỏ đi". Mỗi khi nghe bố mẹ nói vậy, Tố Tố chỉ biết khóc thầm, cô không hiểu vì sao bố mẹ lại đối xử với mình như vậy. 

Khi cô thi đỗ đại học, bố mẹ cũng không cho đi học. Họ cho rằng, con gái không cần học nhiều, chỉ cần biết "nữ công gia chánh" là đủ. Dù Tố Tố van xin bố mẹ hết lời nhưng vẫn không lay chuyển được quyết định. Sau này, dù nhiều năm qua đi, Tố Tố vẫn nhớ như in những tổn thương mà bố mẹ đem lại cho mình.

Thiết nghĩ, con cái là món quà thượng đế ban tặng. Dù là con trai hay con gái cũng đều đáng quý như nhau. Những người bố người mẹ cần đối xử với các con một cách bình đẳng và công bằng, không nên coi thường con gái. Quan trọng nhất là tuyệt đối không nói với con 3 câu sát thương sau.

1. Đẻ con gái là mối làm ăn lỗ vốn  

Đây là câu nói nhiều bố mẹ thường nói đùa với con mình. Cũng không ít người coi đó là chuyện nghiêm túc. Vì họ suy nghĩ sau này con lớn lên đi lấy chồng sẽ là thành viên gia đình nhà người khác. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nó gây ra gánh nặng tâm lý và sự tổn thương cho trẻ.

Vậy những tư tưởng phân biệt con trai con gái còn đúng trong thời điểm hiện tại? Có lẽ câu trả lời là không. Bởi những người bố, người mẹ yêu thương con sẽ chẳng bao giờ tính toán đến chuyện lỗ hay lãi khi dưỡng dục con.

Bố mẹ đừng vì nóng giận mà nói 3 CÂU này với con gái kẻo ân hận cả đời: CÂU ĐẦU TIÊN hay nói đùa nhưng độ sát thương cực lớn-2
Nhiều người quan niệm rằng "con gái là con nhà người ta". (Ảnh minh hoạ)

Con gái thường có lối sống tình cảm hơn con trai. Con gái thường đấm lưng giúp bố xua tan mệt mỏi hay làm việc nhà phụ mẹ. Nhiều đứa trẻ còn học tập tốt, thành công trong sự nghiệp, báo hiếu cho bố mẹ. Vậy thì rõ ràng sinh con gái có lãi đấy chứ. Và thường thì con gái luôn tình cảm, tâm lý và sâu sắc.

Trên thực tế, vấn đề là ở cách người con đối xử với bố mẹ. Có những người con trai luôn phá phách, hỗn láo với bố mẹ dù đã lớn. Nhưng cũng có nhiều cô gái dù đã lập gia đình nhưng vẫn dành nhiều thời gian chăm lo cho bố mẹ chu đáo.

2. Con là chị gái, con phải nhường đồ cho em

Trước khi những đứa em chào đời, người chị luôn được bố mẹ quan tâm, dành trọn tình yêu thương. Nhưng khi có em, mọi thứ đều thay đổi. Bố mẹ luôn ưu ái em nhỏ trong mọi việc khiến người chị lúc này rơi vào tình trạng tổn thương, mất cân bằng cảm xúc.

Thông thường, các bố mẹ sẽ áp đặt một chiều, bắt chị phải nhường nhịn em khi chưa biết đầu đuôi câu chuyện ra sao. Họ nghĩ đây là cách dạy con biết chia sẻ. Nhưng thật ra, đó không phải nghĩa đúng của từ "chia sẻ", khiến trẻ hiểu theo một cách lệch lạc, dẫn dến các con trở nên xa cách nhau. Nguy hiểm hơn, khi con gái lớn sẽ không biết nói lời từ chối, thậm chí cố nín nhịn để làm hài lòng người khác, không dám đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Bố mẹ đừng vì nóng giận mà nói 3 CÂU này với con gái kẻo ân hận cả đời: CÂU ĐẦU TIÊN hay nói đùa nhưng độ sát thương cực lớn-3
Nhiều ông bố bà mẹ thường bắt con gái lớn phải nhường nhịn em trong mọi trường hợp.

Lúc này, con sẽ hình thành những cảm xúc tiêu cực như: Ghét em, ghét bố mẹ, trở nên lì lợm, nghĩ rằng bố mẹ chỉ yêu em, Việc con cảm thấy không được tôn trọng, không công bằng sẽ dẫn đến tình cảm rạn nứt. Ngược lại, đứa nhỏ hơn thì có xu hướng ích kỷ, hay đòi hỏi, không biết đúng sai,…

Khi các con xung đột, xảy ra mâu thuẫn, đặc biệt là với con gái thì bố mẹ cần là người hoà giải công tâm. Hãy luôn bình tĩnh và lắng nghe con, đừng vội vàng "dán nhãn" ích kỷ và hư đốn cho con. Hãy nói để con hiểu rằng, chia sẻ không phải là nghĩa vụ mà là sự lựa chọn. Ngoài ra, bố mẹ cần thiết lập nguyên tắc và hành vi ứng xử nhất quán trong gia đình và thực hiện nghiêm túc để làm gương cho con.

3. Con gái không cần học nhiều, nội trợ giỏi là đủ

Do tàn dư của xã hội cũ, nhiều người cho rằng, con gái không cần học nhiều, quan trọng là giỏi việc bếp núc. Nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Con gái cần phải học để thoát khổ, để được làm những điều mình yêu thích và dám buông bỏ những thứ đang hành hạ mình.

Phụ nữ có học thức được đi đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều điều văn minh. Ngay cả khi người chồng đối xử tệ bạc, họ cũng vẫn có tài chính, cơ hội để phát triển bản thân. Họ sẽ không cho phép ai xúc phạm và làm tổn thương mình. Tất cả mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với những cô gái khi không dựa dẫm vào ai mà tự làm bằng kiến thức của mình.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bo-me-dung-vi-nong-gian-ma-noi-3-cau-nay-voi-con-gai-keo-an-han-ca-doi-cau-dau-tien-hay-noi-dua-nhung-do-sat-thuong-cuc-lon-162222203210027909.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.