Cai sữa muộn có làm trẻ lười ăn không?

Cai sữa cho con vào thời điểm nào là vấn đề quan tâm của hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Một trong những nỗi lo lắng thường trực đó là nếu cai sữa muộn thì trẻ có bị lười ăn không?

Không cần lo lắng chuyện cai sữa muộn nếu bạn nắm được các quy tắc dinh dưỡng

Theo chuyên gia dinh dưỡng, TS.BS. Trương Hồng Sơn (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), không có một quy định cụ thể về thời điểm quyết định cai sữa cho một đứa trẻ. Chúng ta nên hiểu một cách đơn giản rằng cai sữa là một quá trình trẻ chuyển từ chế độ thuần sữa mẹ hoặc bú mẹ là chủ yếu sang việc làm quen với chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn. Điều này được ví như một cú sốc nho nhỏ đầu đời của trẻ vì thế bé cần thời gian để thích nghi.

Cai sữa muộn có làm trẻ lười ăn không?-1
Cai sữa được ví như một cú sốc nho nhỏ đầu đời của trẻ vì thế bé cần thời gian để thích nghi.

Thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ là sữa mẹ, nhưng không chỉ nuôi trẻ đơn thuần bằng sữa mẹ, vì sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, nhất là sau 6 tháng đầu đời. Vì vậy từ 6 tháng trở lên trẻ cần được ăn bổ sung và dần dần tiến tới cai sữa trong khoảng thời gian từ 18 - 24 tháng.

Thời gian cai sữa sau 18 - 24 tháng vẫn không làm cho trẻ biếng ăn những thức ăn khác. Sữa mẹ không phải là thức ăn chủ yếu, nhưng nếu trẻ bú thêm một ít sữa mẹ vẫn tốt. Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đầy đủ như bột cháo cơm lẫn với thịt, cá, trứng, đậu đỗ, dầu mỡ và rau quả.

Trường hợp trẻ biếng ăn ở thời kỳ này có thể do chưa thích nghi kịp với chế độ ăn mới hoặc món ăn đơn điệu, ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá. Thời gian xa mẹ trong ngày nhiều hơn hoặc thay người chăm sóc cũng làm cho trẻ biếng ăn.

Để trẻ tập quen với thức ăn, mẹ nên bắt đầu bằng thức ăn có vị ngọt trước như các loại cháo xay nhuyễn với rau củ quả hoặc rau củ quả hấp xay nhuyễn với sữa. Sau khi trẻ quen mới bắt đầu cho ăn thức ăn mặn. Tất cả trẻ con đều có bản năng thích nghi với nhiều loại thức ăn mới, vì vậy mẹ chỉ cần thay đổi hình thức, cách nấu là đã có thể thuyết phục trẻ.

Cai sữa muộn có làm trẻ lười ăn không?-2

Nhiều bà mẹ cầu kỳ dùng các loại khuôn hình thú, hình hoa để tạo hình thức ăn cũng là cách hấp dẫn trẻ. Cho trẻ thử đa dạng các loại thực phẩm, từ cá, thịt, gà, bò, cua, hến, lươn, đậu… cũng là cách tìm ra hứng thú và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng.

Những sai lầm trong việc cai sữa

Cai sữa quá sớm: Cai sữa sớm là khi bé chưa tỏ ra đã sẵn sàng với các thức ăn khác như sữa bột/ sữa ăn dặm hay cháo. Sở dĩ các bác sĩ khuyến cáo thời gian cai sữa thích hợp nhất là khoảng 18-24 tháng tuổi vì lúc này, bé đã đủ tuổi có thể nhai thức ăn và dùng những nguồn thực phẩm khác nhau để thay thế sữa mẹ.

Cai sữa vào mùa hè nóng nực: Lượng thức ăn trẻ nạp vào cơ thể mùa hè ít hơn mùa đông do thời tiết nóng gắt ảnh hưởng tới độ ngon miệng của trẻ. Chính vì thế, nếu mẹ cai sữa cho bé vào lúc thời tiết nóng nực sẽ là một thử thách không nhỏ với khẩu vị của trẻ, có thể khiến trẻ có phản xạ uống quá nhiều nước để bù vào khẩu phần sữa đang được cung cấp đều đặn. Điều này ảnh hướng xấu tới cơ thể còn non nớt của bé.

Cai sữa đột ngột: Đây là điều chống chỉ định của việc cai sữa vì ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần bé. Bé cần được cai sữa dần dần bằng việc giảm dần số lần bú mẹ trong ngày cũng như giảm thời gian của mỗi cữ bú. Tuy nhiên, cữ bú “đầy đặn” trước khi bé ngủ tối hãy duy trì cho đến khi cai sữa hẳn, vì nó có tác dụng khiến bé ngủ ngon hơn.

Cai sữa khi trẻ đang ốm: Một người mẹ nhạy cảm sẽ không khi nào vấp phải sai lầm này. Hơn thế nữa, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất trong thời điểm sức khỏe trẻ đang suy yếu.

Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/cai-sua-muon-co-lam-tre-luoi-an-khong-post1685354.tpo

cai sữa

Nuôi con


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.