Cậu bé 7 tuổi bất ngờ gặp "bản sao" của mình khi đi du lịch, mẹ cậu thì quỳ sụp trước đứa trẻ kia và khóc: “Con trai, chúng ta về nhà đi”

Phía sau tình huống tréo ngoe là câu chuyện thương tâm mà bậc làm cha làm mẹ nào cũng nên cân nhắc cẩn thận trước khi làm.

Cách đây hơn một thập kỷ ở Trung Quốc, không ít cặp vợ chồng có gia cảnh khó khăn phải gửi một hoặc nhiều đứa con của mình cho những gia đình khác nuôi hộ. Nhiều năm sau, những cặp vợ chồng này dù kinh tế khá giả hơn, sinh thêm những đứa con nhưng họ không bao giờ thôi hối hận về quyết định cho con.

Nam diễn viên Trần Tiểu Xuân từng kể rằng điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời là khi anh còn nhỏ gia đình quá nghèo, đã cho đi mất em trai, giờ anh dù cố tìm kiếm thế nào cũng không thể thấy em mình nữa.

Câu chuyện của cậu bé Hào Hào, 7 tuổi, cùng người anh em song sinh bị cho đi của cậu là một ví dụ. Hào Hào rất hạnh phúc vì ngày lễ đặc biệt này, cậu bé có thể tập hợp đủ cả bố lẫn mẹ, những người thường xuyên bận rộn với công việc để cùng nhau đi du lịch. Nhưng trên đường đi, Hào Hào cảm thấy bố mẹ đăm chiêu hơn bình thường, cậu rất tò mò.

Khi đến nơi, Hào Hào hỏi bố mẹ tại sao lại đến ngôi làng miền núi nghèo khó này, nơi đây hoàn toàn khác với những địa điểm cậu từng đi du lịch. Không những thế, Hào Hào còn thấy “bản sao” của mình, một cậu bé trông nghèo nàn nhưng giống y hệt cậu.
 Cậu bé 7 tuổi bất ngờ gặp bản sao của mình khi đi du lịch, mẹ cậu thì quỳ sụp trước đứa trẻ kia và khóc: Con trai, chúng ta về nhà đi”-1

Hào Hào (trái) và "bản sao" của cậu

Mẹ của Hào Hào thì bật khóc khi nhìn thấy cậu bé "bản sao" của con trai mình, ôm cậu vào lòng và nói: "Con ơi, con đã khổ rồi, hãy về nhà với chúng ta nhé".

Hóa ra Hào Hào và anh trai vừa tìm thấy của cậu bé là một cặp sinh đôi, nhưng khi hai đứa trẻ được sinh ra, cơ thể của Hào Hào đặc biệt yếu, tiền chữa bệnh rất tốn kém, cũng mất rất nhiều công sức chăm bẵm. Áp lực tài chính quá lớn, bố mẹ Hào Hào quyết định để anh trai Hào Hào cho người khác nuôi.

Không ngờ gia đình này cũng gặp khó khăn, nhiều lần chuyển nhà. Trong khi đó bố mẹ Hào Hào khi tình hình kinh tế tốt hơn, vẫn luôn có cảm giác tội lỗi, đã thống nhất mang anh trai Hào Hào trở về.


Cậu bé 7 tuổi bất ngờ gặp bản sao của mình khi đi du lịch, mẹ cậu thì quỳ sụp trước đứa trẻ kia và khóc: Con trai, chúng ta về nhà đi”-2

Chuyện tưởng êm xuôi nhưng lại đồng thời có rất nhiều vấn đề. Một đứa trẻ 7 tuổi tuy nói không lớn nhưng cũng không quá nhỏ, trong lòng Hảo Hảo sẽ nghĩ gì, mối quan hệ giữa cậu anh trai và gia đình sẽ kỳ lạ như thế nào, làm sao mà hòa thuận được? Đây là vấn đề không hề nhỏ.

Cho con nuôi không dễ dàng như vậy

Việc cho và nhận con nuôi hiện nay có rất nhiều góc khuất. Nó có thể vô tình gây ra nạn buôn bán trẻ em trái phép và một số vấn nạn khác. Chẳng hạn như một vụ án xảy ra gần đây ở Trung Quốc khiến mọi người vô cùng phẫn nộ, một doanh nhân giàu có nghi xâm hại tình dục con gái nuôi, làm nhiều người mơ hồ về khái niệm cho và nhận con nuôi.

Đầu tiên cần lưu ý là cha, mẹ đẻ không được tự ý cho con nuôi. Nhiều người cho rằng tôi sinh con ra, không tốn một xu của anh thì tôi có thể muốn làm gì thì làm với đứa trẻ. Nhưng thực tế trẻ không dễ bị “cho ra rìa” một cách tùy tiện như vậy.

Muốn gửi con làm con nuôi thì phải tuân thủ nhiều yếu tố, tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan và xác định một cách toàn diện xem trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi hay không.

Cậu bé 7 tuổi bất ngờ gặp bản sao của mình khi đi du lịch, mẹ cậu thì quỳ sụp trước đứa trẻ kia và khóc: Con trai, chúng ta về nhà đi”-3
 
Thứ hai, nếu thực hiện đầy đủ các điều kiện về giao nhận con nuôi mà bên giao nhận thu phí thì có khả năng xảy ra vi phạm, điều này chủ yếu được xác định dựa trên mức phí và lý do nhận con nuôi.

Nếu cha mẹ để con cái đến với thế giới này, nhưng lại bỏ rơi chúng, thì đây là một hành vi rất vô trách nhiệm. Ngày nay, có một thực trạng khác khiến người ta cảm thấy bất lực và buồn bã - số trẻ em bị bỏ rơi ngày càng nhiều.

Trẻ em bị cho đi hay bị bỏ rơi, gọi chung là bị bộ mẹ từ bỏ, là đối tượng điển hình nhất thiếu tình thương của cha mẹ. Vì nhiều lý do, cha mẹ không còn cách nào khác đành phải cho đi, bởi vậy từ khi sinh ra, chỉ được gặp cha mẹ một vài lần.

Những vấn đề tâm lý của trẻ em bị bỏ rơi đáng được mọi người quan tâm:

1. Mặc cảm

Những trẻ em bị bố mẹ từ bỏ, trừ một số ít trường hợp vào được nhà khá giả, tử tế, phần lờn sống khép kín và nghèo khó một thời gian dài, ít có điều kiện được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên mặc cảm rất nặng nề. Lâu ngày không có sự đồng hành của cha mẹ, ít được chăm sóc, bảo bọc nên thường phải làm rất nhiều việc nhà từ khi còn rất nhỏ, cuộc sống khá vất vả.

Mặc cảm tự ti mà các em hình thành cũng sẽ kèm theo cảm xúc tiêu cực, luôn đi kèm với nó dù trong cuộc sống hay học tập, từ đó cũng dẫn đến những xu hướng tâm lý không lành mạnh.

2. Tính cách tương đối thu mình

Trẻ em bị bỏ rơi đặc biệt sợ người lạ, hoặc quá rụt rè hoặc nảy sinh tâm thế “người ngoài cuộc” chống lại mọi thứ.

Môi trường sống từ khi còn nhỏ khiến trẻ không có đối tượng để tâm sự, mở lòng và tiếp xúc, không được hướng dẫn tận tình, thiếu sự giao tiếp xã hội. Dần dần, những đứa trẻ này sẽ khép mình lại, không chịu mở lòng, giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Cậu bé 7 tuổi bất ngờ gặp bản sao của mình khi đi du lịch, mẹ cậu thì quỳ sụp trước đứa trẻ kia và khóc: Con trai, chúng ta về nhà đi”-4
 
3. Phản kháng và cảm xúc nổi loạn

Trẻ em bị bỏ rơi là một nhóm có tâm lý nổi loạn rất mạnh do thiếu sự đồng hành cũng như nhận được nhiều sự chỉ dạy của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Gần như “tự do phát triển” nên có thể nảy sinh tâm lý thiếu tin tưởng vào mọi thứ bên ngoài một khi chúng có cảm giác không an toàn.

Những đứa trẻ này dễ nảy sinh lòng nghi kỵ, không tự nhiên trong tương tác với người khác, tâm trạng thất thường; nội tâm dễ bị tổn thương nên thường dùng sự tức giận để che đậy cảm xúc thật của mình. Chúng cũng đặc biệt dễ mắc thói hư tật xấu và đi chệch hướng.

Tóm lại, dù là gửi con đi vì bất cứ lý do gì thì khi con trở về với gia đình, cha mẹ phải hết sức yêu thương và ở bên con nhiều nhất có thể.


Theo V.A - Vietnamnet.vn


con rơi


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.