- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cậu bé bị bố phạt đứng ở nghĩa địa vì không hoàn thành bài tập: “Tôi không dạy được anh, cứ để tổ tiên lo liệu vậy!"
Cách đây không lâu ở Trung Quốc, một cậu bé vì không hoàn thành bài tập trong ngày đã bị người cha quát mắng thậm tệ.
"Tôi không dạy được anh, cứ để tổ tiên lo liệu vậy!"
Nghĩ là làm, ông bố này kéo đứa trẻ đến mộ phần của tổ tiên. Sau đó, để đứa trẻ một mình đứng trước mộ như một hình phạt để đứa con tự kiểm điểm. Thậm chí người bố còn cởi giày của đứa trẻ để chặn không cho đứa trẻ đi xuống núi.
Kết quả là cậu bé biến mất trong nháy mắt, người cha phải vội vàng gọi điện báo cảnh sát. Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của phía cảnh sát, anh đã tìm thấy cậu con trai đi chân đất của mình.
Câu hỏi đặt ra là liệu sau khi có trải nghiệm “kinh dị” này, đứa trẻ có thực sự trở nên say mê học tập?
Theo tôi, có lẽ trong lòng trẻ chỉ càng thêm oán hận cha mẹ chứ chăm học hơn thì chưa chắc!
Khi con cái không đạt được thành tích học tập như ý muốn, nhiều bậc cha mẹ sẽ quát mắng con cái một cách mất bình tĩnh; thậm chí, ép buộc và dùng mọi cách để thôi thúc trẻ chăm chỉ học hành.
Tuy nhiên, những đứa trẻ ngoan đều được dạy dỗ cẩn thận chứ không phải cứ dữ dằn dọa nạt mà con thành người tốt.
Bố mẹ càng mất bình tĩnh, trẻ càng sợ "học"
Trước hết, cha mẹ mất bình tĩnh, quát mắng khiến con cái sợ hãi và chống đối.
Tiếp đó, các bậc cha mẹ thường không thể không quát mắng con cái khi con đang “học bài, làm bài”, điều này sẽ tạo cho trẻ ảo tưởng rằng “mình bị mắng là vì việc học” , từ đó ghét học và sinh ra tâm lý chối bỏ.
Sự kiểm soát quá mức của cha mẹ làm suy giảm sáng kiến học tập của trẻ
Các bậc phụ huynh ngày nay ngày càng “cực khổ” trong việc quản lý việc học của con em mình.
Có một bà mẹ trên Weibo đã đặt camera ở nhà để theo dõi xem con gái lớp 1 của mình có học đúng giờ hay không và có ngồi đúng tư thế hay không thông qua điện thoại di động.
Mỗi lần thấy có vấn đề, bà mẹ này lại hét lên qua chức năng liên lạc nội bộ của camera:
"Ngồi thẳng lưng lên!"
“Con đang đọc sách gì đấy? Sao lại xem phim hoạt hình rồi?"
"(Tăng âm lượng và hét vào loa thông minh) XXXX (tên đứa trẻ), dừng ngay!"
Màn "giám sát" 360 độ khiến người ta lạnh sống lưng, giống hệt căn phòng học tập khép kín hoàn toàn, thật ngột ngạt.
Cô con gái bị camera theo dõi có thể trong một thời gian sẽ chịu nghe theo sự sắp đặt của người mẹ, nhưng về lâu dài, không thể đảm bảo rằng bé gái sẽ không gục ngã.
Kiểu kiểm soát quá mức sẽ làm tổn hại đến khả năng học độc lập của trẻ và phá hủy sự tin tưởng và phụ thuộc của trẻ vào cha mẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đường phố, một học sinh tiểu học tên Rui Rui nói rằng cha cậu đã cài đặt hệ thống giám sát trong phòng của cậu.
Thế là cậu chống cự bằng nhiều cách như rút nguồn điện và cắt cáp sạc.
Sau nhiều lần đấu tranh, cuối cùng cha của Rui Rui đã đầu hàng và bỏ giám sát cậu bé.
Bởi vì cuối cùng người bố nhận ra chiếc camera không những không thúc đẩy đứa trẻ yêu thích học hơn mà ngược lại còn phá hủy mối quan hệ cha con tốt đẹp giữa anh và con mình.
Khi một đứa trẻ không hài lòng với sự kiểm soát quá mức của cha mẹ, việc học sẽ trở thành thứ đáng căm ghét với nó.
Một giọt nước có thể làm tràn ly.
Không có chỗ thở cho giáo dục thì làm sao các con học hành chăm chỉ.
Có người nói rằng đào tạo một quý ông văn minh bằng một cách dã man thì quá viển vông.
Cũng như vậy, muốn dùng một phương pháp bắt buộc để nuôi dạy được một đứa trẻ “đầy sáng kiến trong học tập” cũng là điều ngu ngốc.
Những đứa trẻ chưa bao giờ được tôn trọng sẽ chỉ bỏ dở việc học và thậm chí là oán hận cha mẹ, dù sức mạnh của nỗi đau có đẩy người khác về phía trước nhưng nó cũng đủ để phá hủy sự nỗ lực ban đầu của trẻ.
Cái gọi là giáo dục chính là sự tự ý thức của một đứa trẻ tự do.
Giáo dục thực sự không phải là đổ đầy một xô nước, mà là thắp sáng đam mê học tập trong trẻ.
Cha mẹ càng dùng ngoại lực tác động, thì tính ham học của trẻ càng bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần động lực bên trong.
Bạn biết đấy, cha mẹ càng thúc giục, đánh đập, mắng mỏ thì trẻ càng phản kháng và chán nản, không đạt được hiệu quả giáo dục tích cực.
Quát tháo, đánh đập và mắng mỏ không tốt bằng từng bước gợi ý, tốt hơn là dẫn dắt bằng tấm gương; và kiểm soát chặt chẽ không tốt bằng thư giãn.
Con đường nuôi dạy con còn dài, nếu cha mẹ có thể bớt nóng nảy và kiên nhẫn hơn thì những đứa trẻ được nuôi dạy với "tình yêu và sự tự do" sẽ lớn lên không tệ.
Theo Hoàng Lan - Vietnamnet
-
Làm mẹ3 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ6 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ9 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.