Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây

Kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con.

Kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con hư thì phải phạt mới nên người. Điều này là hoàn toàn đúng trên cương vị làm cha mẹ

Tuy nhiên, dưới góc độ của các bác sĩ nhi khoa, kỷ luật một đứa trẻ không phải là sự trừng phạt mà đó chỉ đơn giản là cách cha mẹ đang cải thiện hành vi của con, để lớn lên con trở thành một người lớn ổn định về tâm lý và xã hội .

Và không thể áp dụng hình thức kỷ luật của một đứa trẻ 2 tuổi cho một bé 5 tuổi, bố mẹ phải phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như tâm lý của con để đưa ra những chiến lược đơn giản và hiệu quả.

Dưới đây là lời khuyên các bác sĩ nhi khoa dành cho bố mẹ để dạy con về kỷ luật.

1. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây-1

Ở độ tuổi chập chững biết đi, con thường thích khám phá thế giới theo cách riêng của mình. Vì vậy, bố mẹ hãy để con được tự do tìm hiểu mọi thứ, chỉ cần đảm bảo con được an toàn, không gây hại cho bản thân và người khác là đủ.

Đồng thời, ở độ tuổi này, con cũng chưa thể hiểu được những cụm từ như "hết giờ chơi rồi" hay sự giải thích dài dòng của bố mẹ. 

Con cũng rất sợ bị bố mẹ la mắng hay bỏ rơi. Cách tốt nhất bố mẹ có thể làm là nếu con đang ở khu vực nguy hiểm thì bế con đến nơi an toàn và trả lời rõ ràng, ngắn gọn với con rằng "Không. Ấm nước sôi rất nóng".

Hoặc bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý của con qua một cảnh vật hoặc một đối tượng khác. Nhưng điều cần nhất là đừng bao giờ để con có cảm giác không được yêu thương, không được bảo vệ.

2. Trẻ 2 đến 3 tuổi

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây-2

Khi được 2 - 3 tuổi, con đã biết tự chủ và tự khẳng định mình bằng sự khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3. 

Điều này thường được dẫn chứng bằng sự thất vọng và cơn giận dữ kéo dài. Song, cho dù rất bực mình với con thì bố mẹ cũng không nên mặc kệ con vì cho rằng con sẽ tự kiểm soát được cảm xúc của mình hay nóng nảy mà đánh con.

Thay vào đó, hãy ôm con vào lòng, nhẹ nhàng dạy con nói về cảm xúc của mình một cách bình tĩnh và rõ ràng. Và nếu có thể, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách xử lý nếu gặp tình huống tương tự.

3. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Không phải quát tháo hay đòn roi khi phạt con hư, bố mẹ hãy làm theo các chiến lược đơn giản mà hiệu quả sau đây-3

Từ 3 -5 tuổi là thời điểm con đang học mẫu giáo, con đã biết tuân thủ các quy tắc, biết phán đoán và hành xử đẹp. 

 

Nhưng nói như thế không có nghĩa là con sẽ hiểu những bài rao giảng của bố mẹ khi con phạm lỗi. Sự đe dọa của bố mẹ chỉ dạy cho con biết rằng các quy tắc không có ý nghĩa gì vì bố mẹ nói thôi chứ không có thực hiện.

Do đó, để kỷ luật con trong độ tuổi này, bố mẹ cần thiết lập và nhất quán thực thi các quy tắc trong gia đình. 

Đồng thời, hãy dạy con những hành vi thích hợp để ứng xử trong từng tình huống. Nếu con mất kiểm soát, hãy cho con ngồi "chiếc ghế hư" nhưng chỉ tối đa là 5 phút.

Song, điều quan trọng nhất vẫn là bố mẹ phải chỉ bảo cho con biết về hậu quả của những hành động của con gây ra. Đồng thời hãy khen ngợi mỗi khi con biết cư xử đẹp.
 


Theo Helino 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/khong-phai-quat-thao-hay-don-roi-khi-phat-con-hu-bo-me-hay-lam-theo-cac-chien-luoc-don-gian-ma-hieu-qua-sau-day-22201921127654347.htm

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.