Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi

Cha mẹ nào mà không muốn con mình thành công và hạnh phúc. Nhưng những kỳ vọng mà các bậc phụ huynh đặt lên vai con mình đã vô tình đã trao cho trẻ những áp lực vô hình.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không thuộc về tòa soạn.

Câu chuyện được bà mẹ là một dịch giả sách thiếu nhi, đồng thời là cố vấn tâm lý ghi lại trong một quán cafe tại Trung Quốc đang khiến nhiều bậc phụ huynh phải nhìn nhận lại cách dạy con của mình. Chúng tôi xin chia sẻ lại như sau:

Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ

Một buổi chiều tuần trước, tôi mua một ly cà phê và định mở máy tính để viết bản thảo. Gần đây có mấy khóa huấn luyện cho kỳ nghỉ đông nên nhiều người chen chân xuống cửa hàng ở tầng dưới.

Tôi đi vòng quanh và không có chỗ ngồi, vì vậy tôi ngồi xuống quầy bar. Và không mất nhiều thời gian để nghe giọng nói giận dữ của một người phụ nữ vẳng lại.

Cách đó khoảng 5-6m, một người mẹ đang dạy kèm cho con trai mình. Bởi vì giọng nói rất lớn, tôi có thể nghe rõ dù ở xa, và nội dung là một bài giảng tiếng Anh.

Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi-1
Bà mẹ quát mắng khi dạy con học. (Ảnh minh họa)

Trên bàn, sách giáo khoa và vở bài tập được bày ra trên bàn, bà mẹ giận dữ mắng con: "Động từ trong câu của con ở đâu? Nếu con không có động từ thì có phải là một câu không?".

"Câu hỏi đặc biệt là ở đâu, con có hiểu không? Ở đâu, khi nào, tại sao, cái gì... Đây đều là những từ nghi vấn đặc biệt. Những từ nghi vấn đặc biệt nên đặt ở đâu? Con có biết rằng nó khác với những câu hỏi chung chung không?".

"Had was là thì quá khứ hoàn thành, có nghĩa là hành động đã xảy ra trong quá khứ. Được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành, hiểu không?".

"Bây giờ mẹ nói một câu, con viết đi!" Sau đó người mẹ bắt đầu đọc câu đó bằng tiếng Trung Quốc, mong đợi đứa trẻ dịch câu đó sang tiếng Anh. Cô nhìn đứa trẻ lâu không có động tĩnh liền sốt ruột giục: "Viết đi! Viết đi! Mẹ vừa nói câu đó, con viết như thế nào! Đừng chỉ ngồi nhìn chứ!".

Cậu bé quả thực đã bị phân tâm. Bé thấy những người xung quanh (bao gồm cả tôi) và thỉnh thoảng nhìn lên mẹ mình. Đôi mắt lang thang của cậu bé bắt gặp ánh nhìn của tôi, rồi nhanh chóng tránh đi một cách ngượng ngùng, và quay trở lại cuốn sách giáo khoa trên bàn. Nhưng rõ ràng, cậu bé không nhìn vào, và cũng không biết viết gì khi cầm bút.

Tôi thở dài trong lòng, có chút khó hiểu. Bây giờ, đứa nhỏ như vậy mà phải học ngữ pháp tiếng Anh một cách trừu tượng. Xét cho cùng, theo chiều cao và ngoại hình, cậu bé chưa chắc đã hơn 8 tuổi.

Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi-2
Theo chiều cao và ngoại hình, cậu bé chưa chắc đã hơn 8 tuổi. (Ảnh minh họa)

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tôi đã ngồi ở đây gần 2 tiếng đồng hồ, trong suốt thời gian này, mẹ cậu bé đã liên tục dạy kèm tiếng Anh cho con, nhưng vì đứa trẻ luôn mắc lỗi hoặc không trả lời được nên sự la mắng của người mẹ hầu như không dừng lại.

Lúc đầu, cậu bé có thể trả lời câu hỏi của mẹ, sau đó, cậu bé ngừng nói và có vẻ buông xuôi. Người mẹ vỗ tay lên bàn: "Con có nghe thấy mẹ nói không?!".

Mãi đến khi mẹ nhìn đồng hồ và nói: "Hết giờ rồi, sắp đến giờ học rồi, mau thu dọn đồ đạc". Hai mẹ con mới rời đi.

Tôi nghĩ hai mẹ con tham gia một lớp học nghỉ đông ở gần đây. Mẹ cậu bé không đưa con về nhà giữa hai buổi học mà đến quán cafe để nghỉ ngơi và giành thời gian củng cố lại tiếng Anh.

Nói thật là tôi vẫn rất ngưỡng mộ người mẹ này. Có thể thấy, cô đầu tư cho việc giáo dục là rất lớn, không chỉ đích thân phụ đạo, còn có thể nói ngoại ngữ một cách rành rọt. Tôi nghe nội dung và nghĩ rằng cô ấy là một giáo viên tiếng Anh.

Nhưng vấn đề cũng nằm ở đây:

Cậu bé hình như chưa đến 8 tuổi, nói ngữ pháp trừu tượng, bố mẹ có khó tính đến đâu, hợp lý đến đâu thì đứa trẻ cũng khó có thể hiểu được.

Nếu đứa trẻ không thể hiểu hoặc không nhớ, cha mẹ sẽ tức giận. Cả hai mẹ con họ đang ở nơi công cộng đầy người, đứa trẻ xấu hổ đến mức không tìm được chỗ để trốn. Điều này làm tổn thương lòng tự trọng trong khi kiến thức vẫn chưa được tiếp nhận bao nhiêu.

Nói một cách khách quan, cha mẹ kèm con học quả thực không dễ dàng và điều đó thật đáng thông cảm. Nhưng đây không phải là phòng khách hay phòng làm việc của riêng gia đình. Quán cafe là nơi thư giãn của mọi người, những người xung quanh tôi phát bực vì tiếng ồn ào như vậy (cô gái ngồi cạnh tôi sau đó đã thu dọn đồ đạc và chuyển chỗ ngồi). Dù lý do "học" có chính đáng đến đâu thì đây cũng là cách dạy con không tế nhị.

Những đứa trẻ bị cha mẹ đặt kỳ vọng lên vai mình

Sở dĩ vụ việc này khiến tôi ấn tượng là trong sáu tháng qua, tôi đã tiếp nhận một số trường hợp là thanh thiếu niên trong buổi tư vấn, hầu hết đều liên quan đến áp lực học hành.

Trong đó, ấn tượng nhất là một "học sinh giỏi" đang học ở một trường cấp 2 danh tiếng.

Dấu ngoặc kép không phải để nói rằng em ấy không phải là một học sinh giỏi. Ngược lại, em này học tốt, là thành viên trong lớp tích cực tham gia các hoạt động, dù là cô giáo, phụ huynh hay bạn cùng lớp đều công nhận khả năng của cậu. 

Vậy tại sao cậu vẫn đến để được tư vấn? Bởi vì ngay khi trải qua một kỳ thi lớn, điểm của cậu bé không như kỳ vọng. Bình thường khi làm bài trắc nghiệm em không có nhiều câu sai, nhưng đến bài thi chính thức em bị tụt trên 100 điểm.

Đã là lớp sắp tốt nghiệp rồi, nhìn thấy kỳ thi lớn nhất đang từng bước đến gần, phụ huynh không thể không gửi con đến tư vấn. Trên phiếu đăng ký thăm khám, điều đầu tiên phụ huynh bối rối là: "Muốn tìm hiểu xem trẻ có vấn đề gì?".

Trong phòng tư vấn, đứa trẻ đã khóc mấy lần. Cậu nói, khi nhận được bài kiểm tra, đầu óc mình trở nên trống rỗng.

Tôi nói:

"Cô không nghĩ số điểm trong bài kiểm tra thực sự quan trọng. Một người không nên được định nghĩa bằng điểm số. Ngay cả khi con không thể vào được một trường tốt, con có thể học tốt và có một công việc".

"Nhưng nếu con trượt kỳ thi, mẹ sẽ thất vọng. Con hy vọng rằng mình sẽ thi tốt, để bố và mẹ có thể tươi cười hãnh diện khi trò chuyện với các phụ huynh khác; cô giáo luôn coi trọng con, và con phải trả ơn. Những học sinh của cô chăm ngoan và tốt nghiệp loại giỏi thì cô mới được tăng lương... ", cậu bé trả lời.

Các cô bé cậu bé sợ việc học hành không tốt của mình làm tan nát trái tim những người lớn xung quanh. Chúng đặt kỳ vọng của người khác lên vai mình, và chúng đang trên bờ vực sụp đổ.

Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi-3


Trong vài lần trò chuyện, tôi phát hiện ra rằng đây là một đứa trẻ tài năng, biết nhiều về hội họa, piano và thư pháp, đọc hiểu rộng, thậm chí có thể nói về khoa học viễn tưởng.

Tôi khuyến khích cậu bé: "Con có nhiều tài năng quá, kiên trì học hỏi là điều rất tốt. Con còn biết những điều này nữa. Ở tuổi của con là rất hiếm".

Tôi yêu cầu cậu bé liệt kê một vài ưu điểm của mình, đứa trẻ suy nghĩ rất lâu, nhưng không thể có câu trả lời. Cuối cùng, nó miễn cưỡng trả lời, và ưu điểm đầu tiên theo cậu bé là: "Người khác thường nói rằng con ổn".

Trong một lần cậu bé vào cùng phụ huynh, tôi hỏi người mẹ: "Trong quá trình lớn lên, ngoài kết quả học tập, chị có bày tỏ sự cảm thông, khen ngợi đối với con không?". Người mẹ suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu: "Rất ít, hầu như không có gì". Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thường nhân danh "tình yêu" và "vì lợi ích của con", bày tỏ sự bất bình và trách móc mà hầu như không đặt mình vào vị trí của con và động viên con.

Tôi đã viết nhiều lần trong bài viết trước: Điều thực sự quan trọng là giúp trẻ xây dựng "lòng tự trọng" và "sự tự tin" khi trẻ lớn lên. Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng phong cách nuôi dạy con cái có liên quan mật thiết đến việc hình thành lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.

Cậu bé bị mẹ mắng gần 2 tiếng đồng hồ trong quán cafe, khi nghe lý do ai nấy đều tặc lưỡi: Tưởng thương con nhưng hóa ra làm hại con rồi-4
Điều thực sự quan trọng là giúp trẻ xây dựng "lòng tự trọng" và "sự tự tin" khi trẻ lớn lên. (Ảnh minh họa)

Ví dụ, các phương pháp nuôi dạy con có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng lành mạnh hơn, bao gồm: Kiên nhẫn lắng nghe, quan tâm đúng mực một cách lịch sự, công nhận thành tích của trẻ và dạy trẻ thừa nhận hoặc chấp nhận sai lầm hoặc thất bại.

Ngược lại, phương pháp nuôi dạy con cái dễ dẫn đến hình thành một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp, bao gồm: Thường xuyên bị chỉ trích nặng nề, trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm, hoặc bị chế giễu, và trẻ luôn được coi là "hoàn hảo".

Nghĩ lại cậu bé kia, người bị chỉ trích nơi công cộng, cảm giác bị sỉ nhục chắc hẳn rất tồi tệ, và nó sẽ ít nhiều làm tổn thương lòng tự trọng của đứa trẻ.

Tôi tin rằng đây chắc chắn không phải là chủ ý của mẹ. Cô ấy có thể dành nhiều thời gian và tâm sức để giúp con làm bài tập về nhà, chắc chắn cô ấy rất yêu con của mình.

Nhưng đây cũng chính là "bài tập về nhà" của mỗi bậc cha mẹ chúng ta – Phải học cách tôn trọng con mình và đừng quá kỳ vọng. "Chỉ cần con lớn lên thành một người bình thường". Đây là phương châm làm mẹ của tôi.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cau-be-bi-me-mang-gan-2-tieng-dong-ho-trong-quan-cafe-khi-nghe-ly-do-ai-nay-deu-tac-luoi-tuong-thuong-con-nhung-hoa-ra-lam-hai-con-roi-162210402213040954.htm

Cách dạy con


Tại thư ký trẻ 'giăng câu' nên giám đốc già tán gia, bại sản?
Cho đến một ngày sau khi nắm giữ quyền lãnh đạo công ty được 3 năm, thì cả nhà tôi chết lặng nghe chồng tôi xin mấy mẹ con tôi ký giấy để anh bán nhà trả nợ cho công ty. Vì thời gian qua anh đã lạm dụng tín nhiệm, rút tiền tỷ ra bao cho cô thư ký trẻ là người tình của anh mua nhà, mua xe, sắm thời trang hàng hiệu và cùng nhau đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.