Cha mẹ càng kém năng lực càng thích nói những lời này với con cái, tưởng là tốt hóa ra đang “phá hủy” hạnh phúc của trẻ

Một đứa trẻ có tố chất thông minh nhạy bén đi chăng nữa nhưng nếu bố mẹ chỉ dạy và định hướng sai cách thì khả năng thành công cũng như hạnh phúc cũng chỉ được 50/50.

Quá trình sinh ra một đứa trẻ không hề dễ dàng, nhưng việc nuôi dạy đứa trẻ đó thế nào thì còn gian nan gấp nhiều lần với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Chắc hẳn ai cũng kỳ vọng con mình lớn lên ngoan ngoãn, tự tin và thành đạt nhưng đứa trẻ có được như vậy hay không phụ thuộc rất lớn vào “khả năng đào tạo” của chính họ.

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích nói những lời này với con cái, tưởng là tốt hóa ra đang phá hủy” hạnh phúc của trẻ-1

Qua rất nhiều những nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng đứa con ngoan hay không còn phụ thuộc nhiều vào môi trường cuộc sống và những người xung quanh, đặt biệt là bố mẹ của chúng. Có những bố mẹ nói ít làm nhiều, tạo nền tảng tốt cho con cái nói theo, nhưng một số bố mẹ kém năng lực trong việc dạy dỗ con cái, đôi khi họ thường xuyên giáo điều với trẻ xong hiệu quả lại không đáng kể, thiếu tính thiết thực. Thậm chí một số câu nói cửa miệng hàng ngày của họ còn gây hại cho trẻ, có thể khi nói họ nghĩ điều đó là tốt cho trẻ xong lại gây áp lực lớn và dần dần “phá hủy” hạnh phúc của trẻ thơ.

"Tất cả những gì bố mẹ làm là vì lợi ích của con"

Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm đến sự thành công của con cái họ trong tương lai, sau đó xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch về một tương lai tươi đẹp cho con cái dựa trên kinh nghiệm của chính họ. Tuy nhiên trong khi làm điều đó, họ rất hay “khoe khoang” về vai trò và nghĩa vụ của mình đối với con cái, mục đích là muốn con cái hiểu rồi vâng lời mình trong mọi việc.

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích nói những lời này với con cái, tưởng là tốt hóa ra đang phá hủy” hạnh phúc của trẻ-2

Vậy nhưng vấn đề là trẻ có thực sự muốn vâng lời, muốn thực hiện mong muốn của bố mẹ hay không thì họ không mấy để tâm, thậm chí phớt lờ cảm xúc của con cái. Chẳng hạn, khi trẻ không hứng thú với lớp học thêm nào đó mà bố mẹ đăng ký, phụ huynh sẽ nói “Con phải cố gắng, mẹ làm tất cả vì lợi ích của con”. Khi trẻ muốn học một kỹ năng nào đó và phụ huynh cho rằng điều đó là vô ích, họ cũng sẽ nói “Mẹ thấy điều đó không cần thiết, con nên học…. thì hơn. Mẹ đang làm tất cả vì lợi ích của con"...

Chính những điều đó đã và đang từng bước hủy hoại khả năng kiểm soát cuộc sống của chính mình, cũng như tầm nhìn cho tương lai của trẻ nhỏ. Các bé thường bị đẩy vào thế không thể lựa  chọn, chỉ có thể phản kháng yếu ớt và nghe theo. Như vậy sau này dù có thành công theo sự sắp đặt của bố mẹ nhưng có lẽ trẻ sẽ không cảm nhận được hạnh phúc theo cách của riêng mình.

Theo các nhà tâm lý học, cha mẹ nên biết rằng giao tiếp là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Thường xuyên lắng nghe về những gì trẻ thích làm và suy nghĩ của chúng có thể khiến trẻ tốt hơn cách giáo dục áp đặt.

"Bố/mẹ nói không là không”

Các nghiên cứu về tâm lý trẻ em chỉ ra rằng, từ khi được 2 tuổi trở lên là trẻ đã có quan điểm và ý tưởng của riêng mình và chúng thích làm những việc theo ý mình. Một khi con làm điều gì mà cha mẹ không đồng ý, cha mẹ sẽ cấm đoán con một cách dứt khoát, và khi con hỏi lý do, hầu hết cha mẹ thiếu kiên nhẫn mà trả lời theo kiểu: "Nếu bố nói không, con không được phép làm", “Mẹ nói không là không”…

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích nói những lời này với con cái, tưởng là tốt hóa ra đang phá hủy” hạnh phúc của trẻ-3

Thực tế cho thấy, những câu nói như trên thường xuyên xuất hiện, bất cứ khi nào các ông bố bà mẹ không thể giải thích rõ ràng một điều gì đó cho trẻ. Mặc dù trẻ cảm thấy bị ấm ức và khó hiểu nhưng sau đấy chúng vẫn phải làm theo ý của người lớn. Nhìn bề ngoài thì các mẹ tưởng như mình đã thắng, nhưng thực tế vấn đề đã được giải quyết chưa? Không, đó chỉ là sự “kìm nén” nhất thời vì trẻ vẫn chưa hiểu lý do “không làm được” và chắc chắn sau này trẻ sẽ còn gặp rắc rối khi gặp các vấn đề liên quan.

Suy cho cùng, khi trẻ còn nhỏ, không thể tránh khỏi việc chúng có nhiều ý tưởng mới lạ, mà người lớn thường khó hiểu. Các em đang trong quá trình tìm tòi, học hỏi không ngừng, nếu bị cha mẹ thẳng tay ngăn cấm, trẻ có thể không còn dám bộc lộ suy nghĩ thật của mình, thậm chí có thể trở nên tự ti, khép mình. Việc mắng mỏ, áp đặt trẻ làm theo ý mình như vậy không những không tôn trọng trẻ mà còn nó cũng có thể hạn chế quyền tự chủ của của các bé. Ngoài ra, cái mác hình ảnh của các mẹ cũng bị con cái gắn cho cái mác “độc đoán” không đáng có.

"Nhìn xem bạn A mà học tập”

Một số bố mẹ luôn thích so sánh con mình với con của người khác. Nếu con bạn không đạt điểm cao hoặc học không tốt, lập tức họ sẽ nói những câu kiểu như: "Cùng học như nhau sao A được 10 mà con được có 8”, “Con dốt thế, hãy nhìn cách bạn C đang làm kia kìa”, "Nhìn bạn A mà học tập, xem bạn ấy thông minh thế nào”…

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích nói những lời này với con cái, tưởng là tốt hóa ra đang phá hủy” hạnh phúc của trẻ-4

Câu nói tưởng chừng như bình thường và quá đỗi quen thuộc của phụ huynh nhưng vô hình chung sẽ gây tác hại lớn cho trẻ. Cho dù cách nói có thản nhiên không đay nghiến đi chăng nữa cũng sẽ khiến trẻ bị áp lực, có cảm giác tự ti và kém cỏi so với bạn bè. Bố mẹ lặp lại nhiều lần, ban đầu có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và thất bại, sau dần còn khiến trẻ mặc định bản thân mình dốt thật từ đó nảy sinh chán nản, không muốn cố gắng nữa, thậm chí hình thành thái độ bất cần.

Đôi khi mục đích so sánh con với trẻ khác là kích thích tinh thần cạnh tranh ở trẻ, thúc đẩy bé vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên nếu làm không khéo, so sánh quá đà sẽ khiến trẻ bị nhụt trí, có thể phá vỡ sự tự tin và lòng tự trọng của con bạn. 

Đó đều là những cảm giác rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần của cá nhân cũng như khả năng học tập của trẻ.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.