5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói "Con cần mẹ!"

Đừng vội nói con hư hay than thở con phiền phức, những hành vi dưới đây của trẻ đều thể hiện các mong muốn khác nhau mà bé chưa thể nói thành lời.

Có những hành vi của trẻ thường bị mẹ gạt đi, cho rằng phiền phức, thậm chí là "hư" nhưng các mẹ nên hiểu rằng trong những năm đầu đời, khả năng biểu đạt của trẻ còn hạn chế. Tất cả những hành vi của bé đều có nguyên do của nó, khi hiểu rõ, mẹ sẽ biết cách ứng xử phù hợp hơn, không làm tổn thương con.

Thích kéo tóc mẹ

5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói Con cần mẹ!-1
Nhiều mẹ khổ sở vì thói quen dứt tóc của con (Ảnh minh họa).

Với những mẹ có mái tóc dài, một trong những nỗi khổ thường trực là em bé thường xuyên kéo tóc đến mức đau cả đầu. Dù là trẻ sơ sinh hay đang tuổi bú mẹ thì đứa trẻ nào cũng có sở thích kéo tóc mẹ. Đôi khi, bé thích thú dùng tay kéo mạnh khiến tóc mẹ rụng cả mảng, các mẹ khóc không thành tiếng.

Thực chất, hành vi kéo tóc mẹ là để thu hút sự chú ý của mẹ và muốn mẹ nhìn về phía mình. Mặt khác, trẻ nhỏ luôn tò mò về mọi thứ xung quanh nên khi thấy mái tóc của mẹ ở ngay bên cạnh mình, trẻ muốn kéo kéo như một trò chơi vậy, mẹ đừng vội mà mắng mỏ bé nhé, đó chính là cách thể hiện sự yêu thương và giao tiếp với mẹ.

Nhảy trên người mẹ

5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói Con cần mẹ!-2
Những cảnh này chẳng xa lạ gì với các mẹ nuôi con nhỏ (Ảnh minh họa).

Càng những lúc mẹ muốn nghỉ ngơi hay khi đang ngủ, trẻ nhỏ càng thích thú dẫm lên mặt, trèo lên người mẹ và coi đó là sân chơi nhỏ để nhảy nhót, nô nghịch. Hành vi này thể hiện mong muốn được chơi trò chơi với mẹ, được ở gần mẹ.

Dù rằng khi trẻ ngồi lên mặt, trèo lên người các mẹ sẽ chẳng mấy cảm thấy dễ chịu nhưng đừng tức giận mà mắng hay ngăn cấm bé. Ứng xử như vậy sẽ khiến trẻ không dám lại gần bố mẹ và khiến bé không dám chơi với bố mẹ nữa.

Thích cắn mẹ

5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói Con cần mẹ!-3
Vì mẹ là người yêu thích và gần gũi trẻ nhất nên trẻ muốn "nếm thử" hương vị của mẹ (Ảnh minh họa)

Với các bẹ đang trong độ tuổi mọc răng, một trong những sở thích của bé chính là cắn ti mẹ. Có bé cắn mạnh tới mức khiến mẹ đau đớn, chảy máu, để lại nhiều vết răng trên mặt, cánh tay, bàn ta mẹ. Trước hết, đó là bản tính thích cắn của trẻ. Do khả năng nhận thức thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế nên trẻ thường hay đưa mọi thứ vào miệng để khám phá và thứ yêu thích của trẻ chính là "nếm" vị của mẹ.

Vì mẹ là người yêu thích và gần gũi trẻ nhất nên trẻ muốn "nếm thử" hương vị của mẹ cũng là điều dễ hiểu. Tất nhiên, hành vi này cũng thể hiện rằng trẻ muốn mẹ quan tâm nhiều hơn, không để trẻ mặc nhiên đưa những thứ bẩn vào miệng. Đồng thời, hãy cho trẻ tiếp xúc cơ thể với mẹ nhiều hơn bằng các hành động như hôn lên trán trẻ, thơm lên má trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm và hơn hết là cảm giác an toàn.

Đưa tay vào miệng mẹ

5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói Con cần mẹ!-4
Trẻ thích đưa tay vào miệng mình và cả miệng mẹ nữa (Ảnh minh họa).

Bắt đầu từ vài tháng tuổi, đứa trẻ nào cũng thích "ăn tay" suốt cả ngày. Đó cũng là cách để trẻ khám phá thế giới mà trước tiên là khám phá sự tồn tại của chính mình.

Mẹ là người trẻ yêu thích nhất nên chúng muốn "mời" mẹ tham gia vào trò chơi khám phá của mình. Hành vi này tương tự như hành vi muốn chia sẻ những điều yêu thích của bản thân với người bạn tốt ở xung quanh của các trẻ lớn. Chỉ khác là khi còn nhỏ, bé muốn đưa tay vào miệng mẹ để mẹ cũng cảm nhận được hình hài và sự chuyển động của bàn tay bé.

Bám mẹ không rời


5 hành vi của con khiến mẹ khó chịu nhưng thực chất là bé muốn nói Con cần mẹ!-5

Có những bé sẽ không thể ngủ ngon khi không nhìn thấy mẹ vào ban đêm. Dù đang ngủ say sưa nhưng nửa đêm bất chợt tỉnh giấc mà mở mắt ra không thấy mẹ đâu, chúng sẽ khóc to lên cho đến khi được mẹ dỗ dành, ôm ấp, ru ngủ trở lại.

Chuyện con khóc đêm không phải trải nghiệm dễ chịu với các mẹ nuôi con nhỏ nhưng xét ở góc độ tâm lý, đây lại là điều vô cùng thú vị.

Khi bé ngủ mà tay vẫn sờ vào người mẹ, có nghĩa là mẹ mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối cho trẻ, chỉ khi có mẹ ở bên bé mới có thể yên tâm ngủ ngon. Lúc này, mẹ đừng khó chịu, tức giận hay tách bé ra sớm bởi điều đó chỉ khiến trẻ cảm thấy hoang mang, bất an.

Khi bé thức, hãy từ từ xây dựng cảm giác an toàn và tự lập cho bé. Dần dần bé sẽ hiểu rằng mẹ luôn ở đây, bé luôn được an toàn, ngay cả trong khi ngủ.

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/5-hanh-vi-cua-con-khien-me-kho-chiu-nhung-thuc-chat-la-be-muon-noi-con-can-me-162201212110143069.htm

Dạy con


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.