Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường

Mỗi khi trẻ buồn chán, thất vọng, cảm xúc tiêu cực này của chúng cần được xoa dịu và chấp nhận. Tuy nhiên, nếu phụ huynh có cách an ủi không phù hợp sẽ gây ra hậu quả không tưởng về lâu dài.

Mỗi khi trẻ buồn chán, thất vọng, cảm xúc tiêu cực này của chúng cần được xoa dịu và chấp nhận. Tuy nhiên, nếu phụ huynh có cách an ủi không phù hợp sẽ gây ra hậu quả không tưởng về lâu dài.

Trong cuộc sống hàng ngày, tất cả chúng ta đều phải thường xuyên đối mặt với những điều không như mong đợi, những chuyện không vui hay những thất bại. Vào những thời điểm khó khăn, tồi tệ nhất thì thái độ cũng như cách xử lý cảm xúc của mỗi người sẽ mang tính quyết định, giúp người đó sớm vượt qua được nỗi thất vọng, có niềm tin vào tương lai tốt đẹp hơn.

Ngay từ khi còn nhỏ, việc dạy con đối mặt với sự thất vọng là một trong những vấn đề rất quan trọng mà bố mẹ cần phải có sự quan tâm đúng đắn. Thái độ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tương lai của đứa trẻ.

Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường-1

Nhiều phụ huynh vẫn thường nghĩ rằng cách tốt nhất để động viên con mình chính là những lời khen ngợi, cho rằng nhờ đó mà con có động lực nhiều hơn trong cuộc sống. Họ thường xuyên nói với con rằng, con là giỏi nhất, con ngoan nhất, con tốt nhất... Tuy nhiên khi lớn dần lên, những đứa trẻ này lại hình thành một áp lực cực kỳ lớn và rất khó để chúng có thể đối mặt với sự thất bại của bản thân.

Trên thực tế, bố mẹ không biết khen ngợi sẽ làm cho con chán nản vì "mình không bao giờ đủ tốt". Nhưng mỗi lời khen ngợi đầy tính tâng bốc của phụ huynh đối với trẻ sẽ được chúng hiểu rằng: con không được thua, con không được tầm thường, con phải hơn những người khác.

Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường-2

Đó là lý do vì sao trong mỗi sự khích lệ hay tán thưởng con, bố mẹ phải thật sự khéo léo để con có thể cảm nhận được sự ngọt ngào của thành công là do quá trình nỗ lực mà thành, nhưng con cũng không trở nên tự kiêu hoặc quá ảo tưởng về bản thân.

Hãy để con hiểu được rằng: "Dù có tài nhưng việc luyện tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu và biết nắm bắt cơ hội mới là quan trọng nhất".

Mỗi khi trẻ buồn chán và thất vọng, cảm xúc tiêu cực này của chúng cần được xoa dịu và chấp nhận. Tuy nhiên, nếu phụ huynh có cách an ủi không phù hợp sẽ gây ra hậu quả không tưởng về lâu dài.

Câu chuyện ví dụ đơn giản sau sẽ giúp phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cô bé 9 tuổi, Tiểu Nguyệt, đã tham gia cuộc thi thể dục thể thao tại trường tiểu học. Để chuẩn bị cho cuộc thi này, Tiểu Nguyệt đã luyện tập rất chăm chỉ và có biểu hiện khá tốt xuyên suốt các trận đấu. Tuy nhiên đến vòng chung kết, các bạn nhỏ khác có kỹ thuật tốt hơn đã giành chiến thắng, Tiểu Nguyệt chỉ được giải khuyến khích và không có chiếc huy chương nào cả. Cô bé thất vọng và khóc rất nhiều. Nếu là bố mẹ Tiểu Nguyệt, bạn sẽ nói gì?

Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường-3

"Bố mẹ nghĩ con là người thi đấu giỏi nhất."

Đây là một câu nói dối trắng trợn và bạn không giúp ích được gì cho con khi nói ra câu này.

"Đáng lẽ ra chiếc huy chương vàng ấy phải là của con mới đúng!"

Nói ra câu này, thực tế bạn đang dạy trẻ cách đổ lỗi cho người khác. Không chỉ trong thi đấu mà trong tất cả mọi mặt của cuộc sống, trẻ cần phải học cách chịu trách nhiệm với bản thân chứ không thể hình thành thói quen đổ lỗi cho người khác về những khuyết điểm của mình.

"Thật ra môn thể dục chẳng mấy quan trọng, con đừng quá buồn làm gì."

Câu nói này sẽ dạy cho con rằng, mỗi khi gặp thất bại hay việc gì khó khăn, con chỉ cần từ bỏ chúng là xong. Bạn có nghĩ rằng mình muốn con trở thành kẻ hèn nhát và nhụt chí trong tương lai?

"Con là thí sinh rất mạnh. Nếu con cố gắng hơn, bố mẹ nghĩ lần sau con sẽ giành chiến thắng."

Đây là phản ứng đáng sợ nhất. Bạn đang khuyến khích con làm những điều ngoài tầm kiểm soát. Bạn khuyến khích con tự đánh giá mình quá cao, có những kỳ vọng và tưởng tượng không thực tế về bản thân. Trong suốt phần đời còn lại của mình, có thể đứa trẻ ấy sẽ phải rất vất vả để cạnh tranh cũng như chật vật đấu tranh với kỳ vọng này.

Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường-4

"Thật ra hôm nay con thi đấu không đủ tốt nên mới thất bại."

Câu trả lời này quá tàn nhẫn nhưng bố mẹ có thể diễn đạt bằng một cách mềm dẻo, tình cảm hơn. Chẳng hạn:

"Con à, bố mẹ biết con cảm thấy thất vọng thế nào với kết quả này. Con đã rất chăm chỉ và đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc thi. Con cũng đã thể hiện hết sức mình và đó mới là điều quan trọng nhất. Nhưng con biết không, có thể con vẫn chưa sẵn sàng để nhận huy chương này. Các bạn khác đã tập luyện lâu hơn con, các bạn cũng có năng khiếu tốt hơn, họ thật sự là đối thủ rất mạnh đấy! Nếu đây là việc con yêu thích, hãy tiếp tục nỗ lực luyện tập. Hãy tận hưởng quá trình này và chăm chỉ hơn, bố mẹ tin có ngày con sẽ thực hiện được mơ ước của mình. Cho dù kết quả không như ý muốn, con cũng sẽ không bao giờ hối tiếc".

Đây là cách mà bố mẹ có thể dạy trẻ đối mặt với thực tế một cách chính xác nhất, không tự đề cao mình, cũng không đánh giá thấp về bản thân, chỉ cần làm những việc con thích làm và cố gắng hết sức vì điều đó.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chi-mot-cau-dong-vien-don-gian-cung-co-the-gay-ton-hai-den-tuong-lai-cua-tre-nhieu-bo-me-thuong-xuyen-noi-ma-khong-nghi-den-hau-qua-khon-luong-162211606191533442.htm

nuôi dạy con cái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.