Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới

Nhiều người cho rằng đây là độ tuổi khá sớm để đi học, tuy nhiên người mẫu Dianka rất tự hào vì bé luôn ngoan và phát triển vượt trội.

Bùi Tiến Dũng và mẫu Tây Dianka Zakhidova công khai hẹn hò vào khoảng giữa năm 2020 và chính thức về chung một nhà vào tháng 5/2022. Trái ngọt cho cuộc hôn nhân viên mãn chính là con trai đầu lòng vô cùng kháu khỉnh và thừa hưởng mọi nét đẹp từ bố và mẹ.

Việc vợ chồng Bùi Tiến Dũng quyết định cho bé Danil đi học khi mới 7 tháng tuổi từng gây không ít tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, ở độ tuổi này của trẻ nhỏ đưa đi lớp là khá sớm. Nhưng theo Dianka, con trai được đưa đến lớp hàng tuần là để học nhận biết đồ vật xung quanh mình. Điều này sẽ giúp bé dạn dĩ và thông minh hơn, bởi việc giáo dục sớm đúng phương pháp là hết sức cần thiết trong quá trình lớn lên của đứa trẻ.

Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-1Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-2

Cậu bé được bố mẹ đưa đi học vào 9h sáng.

May mắn, bé Danil rất vui vẻ khi được bố đưa đi học. Chẳng những không quấy khóc, con trai Bùi Tiến Dũng còn thích nghi rất nhanh, thậm chí trêu ghẹo bạn cùng lớp. 

Mới đây, Dianka lại chia sẻ thêm những hình ảnh trong lúc đi học của con. Chỉ sau hơn 1 tháng tới lớp, cậu bé tỏ ra rất ngoan, học được nhiều kỹ năng và kiến thức mới. Hơn nữa, bé cũng được chăm sóc rất nhiệt tình. Thấy con trưởng thành từng ngày, Dianka rất tự hào và hạnh phúc. 

Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-3Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-4

Con học được nhiều kỹ năng mới và tự lập, ngoan ngoãn hơn.

Cho bé đi học mẫu giáo từ sớm đem lại những ích lợi gì?

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc đi học mẫu giáo từ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tốt hơn. Ngoài ra, trẻ được đi học mẫu giáo từ sớm còn nhận được một số lợi ích cụ thể như sau:

- Phát triển tính cách, khả năng giao tiếp: Trẻ ở độ tuổi từ 10 - 18 tháng là giai đoạn vàng để phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Khi đi học, con sẽ được làm quen, trải nghiệm môi trường học tập, có giáo viên, bạn bè cùng trang lứa. Điều này giúp con học cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp.

- Tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, trẻ đi học mẫu giáo sớm có khả năng tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn, học đi, học nói sớm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.

- Phát triển trí não: Thông qua các trò chơi, tương tác ở lớp, trẻ đi học sớm có khả năng phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng tốt hơn.

- Có khả năng quản lý cảm xúc tốt: Khi đi học, giáo viên ở trường sẽ dạy bé các kỹ năng xã hội và cách kiểm soát cảm xúc của bản thân như sự thất vọng, tức giận. Qua đó, bé sẽ biết cách đối phó với cảm xúc của mình và hạn chế tình trạng bướng bỉnh, gào khóc thường thấy khi bước vào thời kì khủng hoảng tuổi.

- Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo giúp trẻ học được cách kết bạn, trò chuyện và chia sẻ đồ chơi với nhau. Trẻ cũng được hình thành khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.

- Hình thành khả năng tự lập: Đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, đi ngủ đúng giờ. Bé cũng sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.

Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-5Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-6Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-7Quyết định cho con trai đi học từ 7 tháng tuổi, vợ Bùi Tiến Dũng tự hào vì bé ngoan, học nhiều kỹ năng mới-8

Tổ ấm hạnh phúc của Bùi Tiến Dũng và vợ Tây.

Cho bé đi học mẫu giáo sớm có hạn chế gì?

- Đi học quá sớm khiến trẻ bị mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an và mất đi sự cân bằng nội tâm, nhất là những trẻ có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên chống đối khi lớn.

- Các chuyên gia ở Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ có vai trò lớn nhất trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên trao những trách nhiệm này cho giáo viên mầm non quá sớm.

- Trẻ đi học quá sớm có nguy cơ gặp phải căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Điều này càng nghiêm trọng khi trường áp dụng chương trình học nặng nề, nhồi nhét kiến thức.

- Trẻ đi học sớm dễ ốm hơn vì đề kháng của con còn non nớt. Thêm vào đó, trẻ có nhiều nguy cơ bị bắt nạt hơn khi chưa thể tự nói hay biểu đạt ngôn ngữ tốt.

Cha mẹ cần chuẩn bị gì khi cho con đi mẫu giáo sớm?

- Chăm sóc dinh dưỡng cho con: Ngoài thời gian ở lớp, khi ở nhà mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn uống, luyện tập của trẻ. Nên cho con vận động ngoài trời, hít thở không khí trong lành...

- Dành thời gian cho riêng con: Cả ngày con tiếp xúc nhiều với cô và các bạn nên tối là khoảng thời gian để cả gia đình bên nhau, trò chuyện. 

- Không quát mắng nếu con không muốn đến trường: Tâm lý trẻ có thể sẽ chưa ổn định nếu phải đi học quá sớm, chính vì vậy con có thể chống đối việc đi học. Hãy nhẹ nhàng, tâm sự và giúp con yêu trường lớp thay vì quát mắng bé. 

- Chuẩn bị tâm lý cho chính mẹ: Bé sẽ rất dễ ốm, hay quấy khóc... và nhiều vấn đề khác phải đối mặt. Mẹ hãy vượt qua cảm giác "xót con" để chuẩn bị chu đáo cho con đi học nhé!

Theo Phụ nữ số

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuso.baophunuthudo.vn/quyet-dinh-cho-con-trai-di-hoc-tu-7-thang-tuoi-vo-bui-tien-dung-tu-hao-vi-be-ngoan-hoc-nhieu-ky-nang-moi-193230823091857477.htm

Bùi Tiến Dũng

Nuôi con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.