- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
Chuyên gia tâm lý trẻ em tới từ Mỹ, Laura Markham, tác giả cuốn "Peaceful Parent, Happy Kids" (Tạm dịch Cha mẹ bình tĩnh, con cái vui vẻ), đồng thời là người sáng lập trang web dạy con mang tên Aha! Parenting, việc nói "không" với con trẻ khiến tư duy của chúng bị bó hẹp trong một không gian nhỏ. "Đứa trẻ như đang 'đóng lại'. Chúng cảm thấy những sáng kiến của chúng bị đóng lại", tác giả Laura nhận định trên Independent.
1. Trẻ ngắt lời người khác
Trường hợp trẻ ngắt lời làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người lớn diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên chúng ta không nên đáp ứng trẻ mà cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để chấm dứt tình trạng này. Tranh minh họa
Có lần, khi đang trò chuyện với một người bạn, con gái tôi chạy đến nói: "Mẹ ơi, để con kể cho mẹ nghe…", sau đó chạy lại nói: "Mẹ giúp con gói đồ chơi".
Tôi phải dừng lại, nghiêm mặt nói với bé: "Mẹ đang nói chuyện với cô, con không được chen ngang ngắt lời. Con có thể tự chơi, đến khi nào mẹ và cô nói chuyện xong, con hãy đến gặp mẹ sau".
Trường hợp trẻ ngắt lời làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người lớn diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên chúng ta không nên đáp ứng trẻ mà cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
Trẻ có thể ngắt lời bạn vì muốn chia sẻ một câu chuyện thú vị với bạn hoặc họ có thể muốn thu hút sự chú ý của bạn.
Nếu cha mẹ ngừng nói và hướng sự chú ý đến trẻ ngay khi trẻ đến, trẻ sẽ nghĩ rằng "mọi người phải chú ý đến mình", lâu dần sẽ hình thành tính cách tự phụ và cố ý.
2. Trẻ chạy nhảy, đi lại tự do trong bãi đỗ xe
Với ngoại hình thấp bé, trẻ nhỏ rất dễ rơi vào điểm mù của những chiếc ô tô, do đó nếu đi cùng trẻ vào bãi đậu xe, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác và yêu cầu con phải nắm tay mình dù muốn hay không.
"Chúng có thể mất mạng. Đây không phải chuyện đùa. Họ nên yêu cầu con không được chạy nhảy tự do trong bãi đậu xe cũng như đi cách xa họ", Tiến sĩ Markham đưa ra lời khuyên.
3. Trẻ đe dọa để bố mẹ làm theo ý mình
Đây cũng là trường hợp không ít các bậc cha mẹ gặp phải. Khi phụ huynh quá nuông chiều và dễ "đầu hàng" với sự đòi hỏi của trẻ, chúng rất nhanh học được sự ra điều kiện với người lớn.
Ví dụ như trẻ đòi mẹ mua đồ chơi, khi không được đồng ý, con nhất quyết không ăn cơm để ép mẹ phải mua cho mình bằng được.
Hành vi này của trẻ cần chấn chỉnh lại ngay. Nếu cha mẹ càng dễ thỏa hiệp với trẻ thì con sẽ dần hình thành tính cách ương bướng, đành hanh.
Khi gặp trường hợp này, phụ huynh cần kiên quyết, thể hiện thái độ không hài lòng và giải thích cho con vì sao không đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Nếu không ngăn chặn tình trạng này, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành người ích kỷ, bất mãn, không biết tốt xấu, luôn muốn mọi người phải theo ý mình.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên bỏ thói quen hứa hẹn với trẻ. Ví dụ như "Con ăn cơm đi, mẹ sẽ mua áo mới cho"... Những hành động như thế này sẽ rất nhanh dạy trẻ học được cách ra điều kiện.
4. Trẻ cư xử thô lỗ
Khi trẻ chơi với nhau, việc va chạm hay xung đột là điều khó tránh và nhiều người lớn dễ dàng thỏa hiệp. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách và suy nghĩ của trẻ. Ảnh minh họa
Khi trẻ chơi với nhau, việc va chạm hay xung đột là điều khó tránh và nhiều người lớn dễ dàng thỏa hiệp, bỏ qua vấn đề này vì quan niệm rằng "chúng chỉ là con nít thôi, không sao cả".
Thực tế, dù trẻ vô tình hay cố ý, hay chỉ là va quệt, cấu véo người khác thì cũng không thể tha thứ được.
Nếu cha mẹ không ngăn cản kịp thời, trẻ sẽ cho rằng đây là điều bình thường, thậm chí nên làm và ngày càng lạm dụng ở những lần sau vì chúng thấy xả được cơn tức giận mà chẳng làm sao cả.
Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách và suy nghĩ của trẻ, vì vậy thay vì bỏ qua, chúng ta nên nói cho con hiểu "bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đều là sai", "con phải xin lỗi dù cố ý hay không", …
5. Trẻ làm hỏng tài sản của người khác
"Dù có tức giận với anh mình thì con cũng không được đi vào phòng của anh con và làm hỏng đồ đạc của anh ấy. Chúng ta cần tôn trọng tài sản cá nhân của người khác", Tiến sĩ Markham gợi ý một trong số nhiều cách nói với con mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
6. Trẻ làm tổn thương người khác
Trẻ con thường thích làm theo ý mình và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Đặc biệt là trong nhóm bạn của con.
Khi chúng cùng thích một món đồ chơi nào đó, các con thường tranh giành và không ngại làm tổn thương nhau.
Lúc này, phụ huynh cần làm trọng tài công tâm giữa các con. Đặc biệt cần nghiêm khắc trước hành vi làm tổn thương người khác của trẻ. Hành vi này có thể là lời nói và cả hành động.
Không chỉ vậy, nhiều đứa trẻ con tỏ ra hả hê, thích thú trước sự đau khổ, nỗi buồn của người khác… Ví dụ như trong xóm có 1 bé không có bố, con thường lấy sự thiệt thòi của bạn đó để trêu chọc, mỉa mai.
Đây là 1 hành vi đáng sợ, báo hiệu tính cách vô cảm, dần dần không cảm nhận được những cảm xúc cơ bản của con người.
Vì vậy, cha mẹ cần chấn chỉnh trẻ nghiêm túc và dành thời gian bên cạnh, quan tâm, chia sẻ với trẻ nhiều hơn.
7. Cởi đồ ở nơi công cộng
Theo tiến sĩ Markham, trẻ em từ 4 tuổi trở lên thì không nên cởi đồ ở nơi công cộng nữa.
Đây gần như là một quy tắc mà các bậc cha mẹ cần phải ghi nhớ để bảo vệ con mình.
Do đó, khi trẻ đòi cởi đồ ở nơi có nhiều người qua lại, bố mẹ hãy từ chối và nói với con kiểu như: "Cơ thể con người rất tuyệt vời. Chúng cường tráng, đẹp đẽ và đặc biệt, nhưng có một số bộ phận rất riêng tư và con không thể chia sẻ chúng cho tất cả mọi người".
8. Trẻ nói dối
Khi trẻ nói dối, cha mẹ không được làm ngơ mà nên trưng ra bằng chứng cho thấy trẻ nói dối và yêu cầu trẻ hoàn thành công việc. Ảnh minh họa
Tại sao con người nói dối? Một số là để tránh bị trừng phạt, một số là để lười biếng, một số là để đạt được những gì bản thân thích, tóm lại là tìm kiếm lợi thế và tránh bất lợi.
Trong đó, sự lười biếng và trốn tránh trách nhiệm là những lý do chính khiến trẻ nói dối.
Khi trẻ nói dối, cha mẹ không được làm ngơ mà nên trưng ra bằng chứng cho thấy trẻ nói dối và yêu cầu trẻ hoàn thành công việc.
Nếu không, trẻ sẽ cảm thấy chỉ cần mình nói dối là có thể trốn tránh trách nhiệm, lâu dần hình thành thói quen xấu khó bỏ.
9. Trẻ quậy phá ở nhà hàng
Nếu bọn trẻ không tuân theo các quy tắc đã được thiết lập thì có một số nơi bạn không nên đưa con đến, ví dụ các nhà hàng chẳng hạn.
"Sự thật là nếu bọn trẻ đứng ngáng đường người phục vụ, có thể chúng sẽ bị người ta giẫm lên, hoặc chúng sẽ làm người phục vụ ngã và làm đổ mọi thứ. Những thực khách khác đều có quyền tận hưởng một bữa ăn trong yên lặng, vì thế, nếu con bạn quậy phá hoặc cư xử không đúng mực, bố mẹ phải có biện pháp can thiệp ngay lập tức", bà Markham đưa ra lời khuyên.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Làm mẹ5 giờ trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ11 giờ trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ1 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBao nhiêu người trong chúng ta may mắn có được một người mẹ luôn mỉm cười hiền từ với chúng ta?
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcLàm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Làm cha mẹ "hợp cạ" với con lại càng khó hơn.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMuốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
-
Làm mẹ12/11/2024Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
-
Làm mẹ11/11/2024Là một người mẹ 3 con, siêu mẫu Hạ Vy vẫn giữ được vóc dáng thon gọn và tươi trẻ. Như bao bà mẹ khác, Hạ Vy luôn dành những gì tốt đẹp cho các con nhưng cô không quên dành thời gian chăm sóc bản thân.
-
Làm mẹ10/11/2024Trong những ngày gần đây, chuyên mục Sức khỏe của Báo Tiền Phong đã đưa thông tin về những ca tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra với các em nhỏ.