Đây là lý do con khóc dai dẳng không thể xoa dịu và bác sĩ Nhi chỉ cách ứng phó khi bé khóc dạ đề

Tiếng khóc dai dẳng của những em bé mới sinh đã trở thành nỗi ám ảnh với các ông bố bà mẹ, thậm chí có người còn bị trầm cảm sau sinh vì nghe tiếng con khóc.

Những giải thích dưới đây của bác sĩ nhi khoa tổng quát Ben Smith (đến từ Sydney, Úc) có thể sẽ giúp bạn hiểu và giúp giảm bớt cảm giác lo lắng, tội lỗi mỗi khi con khóc, đặc biệt là trong những tháng đầu.

Khóc dai dẳng không thể xoa dịu - hiện tượng sinh lý bình thường

Những tháng đầu sau khi chào đời, bé có thể khóc rất nhiều, và điều này có thể được xem là tồi tệ nhất và là ác mộng với bất kì ông bố bà mẹ mới nào.

Thế nhưng, một sự thật mà bố mẹ nên biết đó là bộ não của bé chính là nguyên nhân gốc rễ cho tất cả các vấn đề trong những tháng đầu. Và một trong những vấn đề mà bộ não bé gây ra chính là hội chứng Colic (hay còn gọi là khóc dạ đề). Trái ngược với quan điểm thông thường Colic không phải là bệnh mà thật ra là một thuật ngữ y học để chỉ một quá trình sinh lý bình thường mà hầu hết trẻ sơ sinh phải trải qua.

Đây là lý do con khóc dai dẳng không thể xoa dịu và bác sĩ Nhi chỉ cách ứng phó khi bé khóc dạ đề-1Colic theo nghĩa đen có nghĩa là khóc dai dẳng không thể xoa dịu được (Ảnh minh họa).

Colic theo nghĩa đen có nghĩa là khóc dai dẳng không thể xoa dịu được, và nó là kết quả của một tính chất đặc biệt (và chưa được hiểu rõ ràng) của não em bé: những cảm giác, chuyển động bình thường mà chúng ta nhiều lúc thậm chí còn không thể nhận ra - chẳng hạn như tiếng ồn ào của quá trình tiêu hóa, làn gió mát, vải quần áo chạm vào da - có thể là những thứ gây khó chịu vô cùng đối với trẻ nhỏ.

Khuôn mặt nhăn nhó và tiếng rên rỉ đinh tai nhức óc của chúng khiến nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chúng đang bị đau. Nhưng hình ảnh chụp quét đầu khi trẻ khóc như vậy cho thấy trẻ sơ sinh chủ yếu chỉ là đang thấy khó chịu chứ không phải bị đau.

Điều này tạo thành một vòng lặp phản hồi tích cực - một cách nói hoa mỹ để nói về sự cáu kỉnh mà một em bé cảm thấy, cảm giác cáu kỉnh này lại tạo ra càng nhiều sự cáu kỉnh hơn, và rồi sự cáu kỉnh này lại từ đó gây ra nhiều sự cáu kỉnh hơn nữa. Kết quả là một bộ não sẽ tự la hét để giữ lại sự tức giận. Những chiếc nôi đung đưa, đồ chơi hay những nỗ lực của bố mẹ sẽ không thay đổi được gì.

Đây là lý do con khóc dai dẳng không thể xoa dịu và bác sĩ Nhi chỉ cách ứng phó khi bé khóc dạ đề-2Bố mẹ thường nhanh chóng cảm thấy kiệt sức và hoang mang lo lắng (Ảnh minh họa).

Cuối cùng (có thể sau khoảng vài phút đến vài giờ) một cái gì đó cài đặt lại và bé sẽ dừng lại. Hội chứng Colic thường bắt đầu từ hai đến sáu tuần tuổi, nặng hơn cho đến ba đến bốn tháng và thường mất đi sau năm đến sáu tháng - vì vậy bố mẹ có thể mất một khoảng thời gian dài phải chịu đựng. Bố mẹ thường nhanh chóng cảm thấy kiệt sức và hoang mang lo lắng.

Thế nhưng lúc nào thì bạn biết mình không cần phải lo lắng? Hai quy tắc chung là: trẻ thức và được cho ăn đầy đủ đều đặn trong các khoảng thời gian trong ngày và được thay tã thường xuyên và kịp thời. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì ngoài tiếng khóc, như thay đổi màu sắc hoặc một cơn sốt mới, tốt nhất là bạn nên kiểm tra.

Nếu chỉ có mỗi tiếng khóc không thôi, mà đặc biệt là nếu bạn để ý thấy là có đặc điểm nổi bật (ví dụ như thường khóc vào mỗi buổi chiều từ 3 giờ đến 7 giờ) thì rất có thể đó chỉ là một "đợt khóc thông thường" – đói, mệt, tã ướt hoặc Colic.

Vậy bố mẹ nên làm gì để đối phó với hội chứng này?

Đây là lý do con khóc dai dẳng không thể xoa dịu và bác sĩ Nhi chỉ cách ứng phó khi bé khóc dạ đề-3Khi bé khóc hay la hét, hãy lên kế hoạch thay phiên nhau chăm bé sau 15 phút hoặc lâu hơn (Ảnh minh họa).

Vấn đề nằm ở chỗ đã gọi là "khóc dai dẳng không thể xoa dịu" thì không thể làm gì để dừng nó lại được. Có rất nhiều biện pháp khắc phục được cho là có thể giúp ích, và mặc dù hầu hết chúng đều được chứng minh là an toàn, nhưng không có biện pháp nào được chứng minh là có hiệu quả.

Và điều mà bác sĩ nhi khuyến nghị là thay đổi quan điểm. Em bé sẽ ổn với cơn khóc dai dẳng của nó, nhưng bố mẹ thì có thể không. Bố mẹ của những trẻ bị Colic nặng có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, không quá lời khi nói rằng sức khỏe của bạn là tối quan trọng đối với sức khỏe của bé. Bạn phải đặt sức khỏe tinh thần của mình lên ưu tiên hàng đầu vì lợi ích của cả gia đình. Khi bé khóc hay la hét, hãy lên kế hoạch thay phiên nhau chăm bé sau 15 phút hoặc lâu hơn. Khi đến lượt mình được nghỉ, hãy tận dụng thời gian thư giãn. Đi tắm, đi dạo hoặc xem phim bằng tai nghe. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy cho bé vào nôi và rời khỏi phòng một lúc.

Đây là lý do con khóc dai dẳng không thể xoa dịu và bác sĩ Nhi chỉ cách ứng phó khi bé khóc dạ đề-4

Colic sẽ không làm bé ngừng thở hoặc nghẹt thở được, và bé có thể cũng không để ý hay biết đến sự hiện diện của bạn trong những lúc đó. Điều này có thể thực sự khó khăn để thực hiện, đặc biệt là trong lần đầu tiên, nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng điều tốt nhất cho sức khỏe của con bạn là cha mẹ phải tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.

Nói chung, những tháng đầu tiên với một em bé mới sinh là khá khủng khiếp. Mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi chúng ngủ ngon hơn và trưởng thành hơn.

Kết luận ở đây là hãy hiểu rằng đôi khi, bạn không phải là vấn đề, bé khóc không phải lỗi của bạn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/day-la-ly-do-con-khoc-dai-dang-khong-the-xoa-diu-va-bac-si-nhi-chi-cach-ung-pho-khi-be-khoc-da-de-162200711212941068.htm

khóc dạ đề


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.