Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt

Để kiếm tiền học trường mơ ước, bé trai mới 5 tuổi nhưng sáng nào cũng dậy từ 5 rưỡi sáng để đi nhặt phế liệu.

Đối với nhiều phụ huynh, việc dạy con tự lập ở độ tuổi nào cũng không phải là quá sớm. Việc trẻ tự lập giúp con trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn và còn giúp con tự tin đương đầu với mọi vấn đề trong cuộc sống sau này.

Các bậc phụ huynh đều hiểu rằng mình sẽ không thể ở bên con suốt đời, trang bị cho con hành trang càng nhiều kinh nghiệm lại càng tốt. Nhưng việc dạy con tự lập như thế nào lại không phải là điều mà phụ huynh dễ nắm bắt. Mỗi đứa trẻ lại có một tính cách riêng và khả năng tiếp nhận vấn đề khác nhau. Cha mẹ sẽ cần cực kỳ tinh tế và thấu hiểu con để có thể đưa ra cách giáo dục phù hợp nhất.

Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt-1Gia đình của bé Sam trong câu chuyện đặc biệt này.

Mới đây, một người mẹ ở Long Biên, Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con về tính tự lập bằng một cách rất riêng và gây ấn tượng với nhiều bậc phụ huynh. Cụ thể là câu chuyện về bé Sam - cậu con trai 5 tuổi của chị thường đi nhặt rác vào 5h30 sáng mỗi ngày để tiết kiệm tiền đi học. Mới nghe qua và nhìn vào kinh tế gia đình chị nhiều người sẽ vô cùng thắc mắc vì sao nhà không nghèo khó mà mẹ lại cho con đi nhặt rác để tiết kiệm tiền.

Nhưng người mẹ nào cũng thương con và có cách dạy con của riêng mình. Khi đọc hết chia sẻ của chị, ai cũng vô cùng tán thưởng và hưởng ứng cách làm cực kỳ thông minh và nhân văn của chị với con trai mình.

Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt-2Bé Sam cùng người chị trong khu nhà phân loại rác và xếp gọn để mang đi bán.

Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt-3Hành trình đưa phế liệu đi đến cửa hàng thu mua của hai bạn nhỏ.

Nguyên văn chị chia sẻ như sau:

"Mẹ không biết lý do gì có thể khiến chàng trai của mẹ có động lực mạnh mẽ đến vậy. Khi 5h30 sáng ba mẹ còn đang ngủ thì con gõ cửa lộc cộc đi vào, ôm lấy mẹ và nói "Mẹ đi nhặt rác với con". 

Mẹ dù mệt phờ người nhưng vì con thích nên cũng cố dậy. Hai mẹ con đeo khẩu trang, xách một cái túi bóng cùng xe đẩy, lộc cộc xuống tầng 19 đón chị Tí và bắt đầu hành trình vào nhà rác từng tầng. Mẹ dạy các con cách phân loại rác thải, và con hăng say chọn bìa, vỏ lon, chai nhựa... xếp lên xe. Hơn 1 tiếng buổi sáng trôi qua trong tiếng cười, tiếng nói chuyện vui vẻ. 

Ba giúp mình kéo xe ra hàng phế liệu, cân cân, đếm đếm được 21k. Mẹ bảo chia cho chị Tí 11k, con 10k, hai chị em về nuôi lợn đất. Con vui lắm, líu ríu cả một ngày. Hôm sau lại đòi đi nhặt tiếp. Con nói con muốn đi nhặt phế liệu để thực hiện mơ ước học ngôi trường con thích, dù phi thực tế nhưng với mẹ, đó là điều ước vô cùng đẹp đẽ của một cậu bé 5 tuổi. Công việc của mẹ bận rộn, mẹ chẳng có nhiều thời gian cho 2 anh em. 

Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt-4Hai bé chờ đợi khoảnh khắc cầm trên tay những đồng tiền đầu tiên mình kiếm được.

Những phút giây bên nhau ấy, mẹ hiểu rằng trải nghiệm của con nhưng cũng là một trải nghiệm đáng tự hào cho mẹ. Rằng nghề nghiệp chân chính nào trong xã hội cũng đáng được tôn trọng, chẳng có nghề nghiệp nào là sang hèn, là thấp kém cả. Rằng môi trường của các con, nếu không biết bảo vệ sẽ ngày một ngập chìm trong biển rác và ô nhiễm. Rằng con rồi cũng cần ra đời, cũng cần kiếm sống, mẹ càng cho con sự dạn dĩ sớm, con càng độc lập và mạnh mẽ hơn trong tư duy. Cảm ơn con - chàng trai nhỏ nhưng ý chí không nhỏ.

Cảm ơn con thật nhiều vì những khoảnh khắc tuyệt vời ấy, cho mẹ cảm nhận hơn hành trình làm mẹ diệu kỳ biết nhường nào".

Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt-5Sau khi thành công, được bố tháp tùng về nhà trên chiếc xe kéo quen thuộc.

Trao đổi thêm với chúng tôi, người mẹ này chia sẻ rằng: "Nhà mình ở gần một trường học. Buổi chiều mình hoặc ba bạn ấy hay dẫn hai bạn nhỏ đi dạo quanh khu khuôn viên ngoài trường. Bạn Sam thích trường vì thấy trường to đẹp và mẹ kể những hoạt động vui và bổ ích tại trường nên rất hứng thú.

Sau đó lần nào đi qua trường bạn ấy cũng chỉ tay vào trường và khoe rằng: Đây là trường con đấy mẹ. Việc con đi nhặt rác là do con tự đề xuất đấy, mình rất ngạc nhiên khi con đưa ra đề nghị này. Mỗi chiều đi dạo thấy có vỏ chai nước ngọt ở trên đường, đột nhiên 1 hôm Sam bảo "Từ mai con đi nhặt vỏ lon, vỏ chai về bán lấy tiền bỏ lợn để học, ko cần mẹ nuôi nữa".

Khi được hỏi về dự định có cho con học trường tiểu học trong tương lai, mẹ của Sam cho biết do gia đình có hai bé sàn sàn tuổi nhau. Để theo được ngôi trường con mơ ước sẽ cần một khoản chi phí không nhỏ nên sẽ cân nhắc thêm. Nhưng mục tiêu vẫn là tìm được môi trường cho con phát huy hết tất cả những năng lực mà con có.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/du-gia-dinh-khong-ngheo-nhung-van-de-con-di-nhat-rac-nguoi-me-nay-duoc-ung-ho-vo-cung-vi-mot-ly-do-dac-biet-2220201377214839.htm

dạy con tự lập

nhặt rác


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.