Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu? Sự thật mà bà mẹ sau sinh nào cũng cần biết

Sau khi sinh con, các bà mẹ bắt đầu bước vào thời kỳ ở cữ. Tuy nhiên, người lớn tuổi thường ngăn cản các sản phụ gội đầu trong thời gian này. Vì sao vậy?

Chắc hẳn nhiều sản phụ đã từng nghe câu nói không nên gội đầu khi mới sinh xong. Nếu không sẽ bị mắc chứng đau nửa đầu. Đồng thời, việc gội đầu cũng làm cho quá trình hồi phục kém đi. Cũng vì nghe tin truyền miệng này nên nhiều sản phụ không dám gội đầu trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, tin đồn này có cơ sở hay không?

Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu?

Đầu tiên chúng ta hãy nói về lý do tại sao những người lớn cho rằng gội đầu trong thời gian ở cữ sẽ bị đau nửa đầu. Điều đáng sợ nhất trong thời gian ở cữ là đầu bị lạnh và gây kích thích não bộ. Sản phụ bị lạnh, về lâu về dài có thể bị đau nửa đầu.

Trước đây, điều kiện sống của thế hệ xưa còn nghèo nàn, chưa nói đến việc sưởi ấm, quạt mát, thậm chí nước nóng cũng có thể là điều xa xỉ nên thời đó, sản phụ rất dễ bị cảm khi bị ở cữ và gội đầu. Ngoài ra, thể chất của các bà mẹ trước đây cũng yếu hơn, nên nói một cách tương đối, họ dễ bị cảm lạnh, đổ bệnh. 

Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu? Sự thật mà bà mẹ sau sinh nào cũng cần biết-1

Nhưng hiện nay điều kiện sống đã được cải thiện rất nhiều, ở nhà không chỉ có máy sưởi, máy lạnh, quạt điện mà còn có cả bình nước nóng. Với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại này, các bà mẹ mới sinh nghiễm nhiên sẽ được trải nghiệm điều kiện chăm sóc tốt hơn. Vì vậy, trong thời gian này, việc tắm gội không thành vấn đề. 7 ngày sau sinh, các sản phụ cần tắm rửa sạch sẽ để cảm thấy dễ chịu.

Vì vậy, quan điểm “gội đầu trong thời gian ở cữ bị đau nửa đầu" là phản khoa học. Ngày nay, các sản phụ không cần trùm kín người, kiêng tắm gội như trước nữa. Việc kiêng tắm gội không những không giúp sản phụ tránh bệnh tật mà còn gây ra nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục sau khi sinh của họ.

Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu? Sự thật mà bà mẹ sau sinh nào cũng cần biết-2

Một số bà mẹ mới sinh có thể hỏi, có sự khác biệt mẹ sinh mổ và sinh thường, khi gội đầu có gì khác nhau không? Thực tế thì vẫn có sự khác biệt nhất định. Khi mới sinh mổ, vết mổ của bạn còn đau, bạn cúi người sẽ gây kích ứng vết thương. Nếu muốn gội đầu, sản phụ cần nằm ngửa để người nhà giúp gội đầu. Còn sản phụ sinh thường thì việc tắm gội dễ dàng hơn.

Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu? Sự thật mà bà mẹ sau sinh nào cũng cần biết-3

Thông thường, sản phụ sinh con khoảng một tuần sẽ được tắm gội. Bây giờ hầu hết các gia đình đều có máy điều hòa nên việc kiêng tắm một tuần cũng không mấy khó chịu. 

Hướng dẫn sản phụ gội đầu đúng cách

Trước khi mẹ bỉm sữa bắt đầu gội đầu, hãy nhớ bật máy sưởi trong phòng tắm và điều chỉnh nhiệt độ nước nóng ở nhiệt độ phù hợp. Ngoài việc sưởi ấm trong phòng tắm, bạn cũng nên chú ý đến việc đèn sưởi trong phòng ngủ để nhiệt độ ở 2 không gian không chênh lệch quá nhiều.

Gội đầu trong thời gian ở cữ có gây đau nửa đầu? Sự thật mà bà mẹ sau sinh nào cũng cần biết-4

Các mẹ mới sinh không nên chọn nhiệt độ cao hơn khi gội đầu, nếu không có thể làm bỏng da đầu. Nhiệt độ nước nên để khoảng 37 độ C là dễ chịu nhất cho da đầu. Trong khi gội đầu, các mẹ cũng có thể massage da đầu đúng cách để thúc đẩy quá trình lưu thông máu của da đầu, đồng thời cần lưu ý lựa chọn sản phẩm dầu gội tốt nhất, không gây kích ứng da đầu. Sau khi các mẹ gội đầu, nên sấy tóc kịp thời. 

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/nuoi-con/goi-dau-trong-thoi-gian-o-cu-co-gay-dau-nua-dau-su-that-ma-ba-me-sau-sinh-nao-cung-can-biet-20220927165614604.htm

ở cữ


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.