GS Cù Trọng Xoay trổ tài giúp con điền từ còn thiếu vào "Con có... như nhà có nóc", cậu bé chốt 1 câu khiến bố cạn lời, mẹ thì tổn thương sâu sắc

Đôi khi văn vở quá lại phản tác dụng.

"Giáo sư Cù Trọng Xoay" đã trở thành cái tên được nhiều khán giả VTV nhớ tới khi gắn với chuyên mục Hỏi xoáy, Đáp xoay trong chương trình Thư giãn cuối tuần "gây sốt" một thời. "Giáo sư Xoay" tên thật là Đinh Tiến Dũng, sinh năm 1981.

Dù không xuất hiện nhiều trên truyền hình như xưa nhưng "Giáo sư Xoay" Đinh Tiến Dũng vẫn thường xuyên làm người hâm mộ thích thú với những câu chuyện anh chia sẻ trên mạng xã hội, nhất là những tình huống hài hước về chuyện dạy con. Anh đích thực là một người đàn ông của gia đình, biết đỡ đần vợ chăm con, dạy con học.

Mới đây, ông bố này chia sẻ một câu chuyện thú vị về việc giúp con điền từ vào chỗ trống. Thay vì nhắc con kết quả ngay, giáo sư Xoay lại văn vở xa gần để... nịnh vợ, cái kết không ngờ khiến dân tình cười điên đảo.

GS Cù Trọng Xoay trổ tài giúp con điền từ còn thiếu vào Con có... như nhà có nóc, cậu bé chốt 1 câu khiến bố cạn lời, mẹ thì tổn thương sâu sắc-1
Đinh Tiến Dũng không lên sóng truyền hình đều đặn như xưa nhưng anh vẫn được nhiều khán giả, người hâm mộ theo dõi trên mạng xã hội.

Anh chia sẻ:

Sáng nay nhà cô giáo của Min mất điện. Thế là Min tự học. Gặp bài khó, Min nhờ sự trợ giúp của bố. Ok ngay.

Đề bài: Hãy điền từ thích hợp vào dấu ba chấm của câu tục ngữ sau: "Con có... như nhà có nóc". (He he, gì chứ câu này hỏi bố là đúng chủ thể rồi).

Mình bắt đầu thể hiện khả năng sư phạm:

- Trong câu có một chữ "như", suy ra đây là một câu so sánh, cái gì đó như cái gì đó, ok?

- Ok.

- Để tìm từ thích hợp trong dấu ba chấm, ta cần hiểu rõ cái vế còn lại rồi từ đó suy ra. Ok?

- Ok.

- Vậy theo con "Nhà có nóc" là như nào?

- Là cái nhà ế, nó có thêm cái phần đầu bên trên ế...

- Ok, gọi thế cũng được. Đấy vậy suy ra, con phải có gì thì mới như nhà có nóc?

- À, con biết rồi.

- Gì?

- Đầu ạ. Con có đầu, như nhà có nóc ạ.

- (Im lặng 3s, hít thở sâu) Ok, không chính xác. Thế này nhé, chữ trong dấu ba chấm này còn phải có vần với từ "nhà", từ "đầu" không vần với từ "nhà".

- À, con biết rồi.

- (Hồi hộp) Gì?

- Con có gà, như nhà có nóc! Từ gà ạ. Có vần với nhà ế.

- Thôi, đi mà hỏi mẹ ế.

(Đến bao giờ nó mới biết từ trong dấu ba chấm là từ Nga nhỉ)

Kể xong câu chuyện, chắc vẫn còn thấy... cay, giáo sư Xoay còn bồi thêm một câu ở comment cho đỡ tức: "Kể cũng khó cho các con, vì ở nhà thì toàn gọi Bố, có khi nào gọi Cha hay Ba đâu. Đùa, nghĩ mà cay, mình không bằng con gà các ông ạ".

Pha dạy con siêu hài của ông bố khiến bạn bè người hâm mộ cười đau ruột, ai cũng khen Min thông minh và có khả năng đối đáp, làm khó cả bố Xoay thì phải nói không phải dạng vừa rồi. Nhiều người còn tranh thủ đóng góp những đáp án bá đạo khác: "Nó học trend trên mạng nó biết Nóc là gì nó sẽ nói "con có Vợ như nhà có Nóc"; "Lỗi do người dẫn dắt thôi anh, hoặc tầm ảnh hưởng của anhquá mờ"; "Hỏi không xoay nhưng bạn trả lời thì rất “xoáy"...

Giáo sư Cù Trọng Xoay hiện có 2 con, đủ nếp đủ tẻ. Trong cuộc sống thường ngày, cả hai vợ chồng anh đều được khen ngợi về cách dạy con. Dù bận rộn nhưng nam MC "Ai là triệu phú" vẫn dành nhiều thời gian để chơi đùa, đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành. Vợ anh cũng từng là một MC nổi tiếng của VTV - Hồng Nga, tuy nhiên sau đó cô chuyển sang công tác tại trường đại học. Cả hai yêu nhau được gần 3 năm sau đó đi đến đám cưới hạnh phúc vào năm 2012.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/gs-cu-trong-xoay-tro-tai-giup-con-dien-tu-con-thieu-vao-con-co-nhu-nha-co-noc-cau-be-chot-1-cau-khien-bo-can-loi-me-thi-ton-thuong-sau-sac-22202125111610211.htm

Cách dạy con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.