- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Mẹ ơi, chúng ta không được đi khoang hạng nhất vì nghèo sao?" - Câu trả lời của bà mẹ xứng đáng đưa vào sách giáo khoa
Trên chuyến bay trở về nhà sau dịp Tết Nguyên đán, đứa trẻ hỏi 1 câu khiến bà mẹ có phần lúng túng.
Khi trẻ em bắt đầu nhận thức về tiền bạc, nếu cha mẹ chỉ biết than vãn và tránh né vấn đề, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hối tiếc suốt đời.
Mới đây, một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc thu hút sự chú ý. Một bà mẹ kể, sau chuyến du lịch Tết Nguyên Đán, khi vừa lên máy bay trở về, con gái hỏi: "Mẹ, chỗ ngồi này chật quá. Con thấy chỗ ngồi phía trước rộng rãi hơn, tại sao chúng ta không ngồi đó?".
Bà mẹ trả lời: "Đó là khoang hạng nhất, còn chúng ta ngồi ở khoang phổ thông". Nghe xong, đứa con lại hỏi một cách thận trọng: "Vậy tại sao chúng ta không ngồi hạng nhất? Có phải vì gia đình mình nghèo không?".
Chị nghiêm túc trả lời con: "Gia đình chúng ta không phải là giàu có nhất, nhưng bố mẹ làm việc chăm chỉ và tiền kiếm được đủ để lo cho các chi phí hàng ngày của gia đình. Mẹ cũng hy vọng con hiểu rằng, tiền là một nguồn lực khan hiếm và nên được chi tiêu vào những việc quan trọng hơn".
Đứa trẻ có vẻ hiểu chuyện, bà mẹ nói tiếp: "Nhà mình không nghèo, chỉ là bố mẹ chỉ chi tiêu những thứ thật cần thiết và đảm bảo đầy đủ nhất mọi nhu cầu của con. Và làm việc kiếm tiền lo cho gia đình, cho con cái là hạnh phúc của người làm cha mẹ. Chúng ta cố gắng hết sức nhưng không cần phải so sánh với người khác. Mẹ tin chỉ cần làm việc chăm chỉ, chúng ta sẽ sớm có cuộc sống tốt hơn và không chỉ đi ghế hạng nhất mà còn làm được nhiều thứ con mơ ước...".
Ảnh minh hoạ
Trong quá trình nuôi dạy con, đa số các bậc phụ huynh sẽ gặp phải những câu hỏi liên quan đến tiền bạc từ con cái. Ví dụ như: Gia đình chúng ta có bao nhiêu tiền? Khi nào cả gia đình mới có thể đi du lịch? Tại sao nhà của người khác lại to và đẹp hơn nhà mình?
Cách cha mẹ trả lời những câu hỏi của trẻ không chỉ thể hiện sự khôn ngoan và tầm nhìn xa của họ, mà còn ảnh hưởng đến tính cách và quan điểm sống của trẻ sau này.
Đừng than nghèo kể khổ, hãy dạy con về tiền thông minh hơn
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng con mình sẽ tiêu xài hoang phí, nên cố gắng thể hiện sự nghèo khó, nói với trẻ rằng: "Gia đình mình không có tiền".
Giáo sư tâm lý học tại Đại học Tsinghua, Peng Kaiping, cho rằng: "Cha mẹ nói với con rằng gia đình mình thiếu tiền và thua kém người khác thực chất là đang gieo rắc cảm giác nghèo khó, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti và cảm giác tội lỗi".
Thực tế, nghèo không đáng sợ, điều đáng sợ là cha mẹ "khóc nghèo". Trẻ tiêu thêm vài đồng, liệu gia đình sẽ không đủ ăn sao? Không phải đâu, cha mẹ chỉ muốn trẻ hiểu được việc kiếm tiền khó khăn và học cách tiết kiệm.
Tuy nhiên, cách làm này lại khiến trẻ hiểu sai: Liệu gia đình mình có thật sự nghèo như vậy không? Liệu mình có thua kém các bạn khác không? Mình có xứng đáng có được những thứ tốt đẹp hơn không?
Cha mẹ chỉ biết "khóc nghèo" sẽ không mang đến cho trẻ sự giáo dục mà sẽ tạo ra sự tự ti kéo dài suốt đời. Chúng không dám mơ ước cuộc sống tốt đẹp hơn, dù là chi tiền để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, mở rộng tầm nhìn, hay đầu tư vào giáo dục cho con cái, chúng cũng sẽ do dự. Chính phương pháp giáo dục "khóc nghèo" của cha mẹ đã giới hạn tầm nhìn và khả năng nhìn nhận thế giới của trẻ.
Cha mẹ không nói về tiền, không thể nuôi dưỡng con cái có quan điểm sống đúng đắn
Có những bậc phụ huynh cho rằng nói về tiền bạc quá tầm thường, luôn tránh né các câu hỏi của con: "Tiền bạc gì chứ, con cái sao phải lo lắng chuyện đó". Thực tế, giáo dục về tiền bạc là môn học bắt buộc trong cuộc sống, là trọng tâm của giáo dục trẻ em, giống như tiền bạc là trọng tâm trong một gia đình.
Việc không bàn về tiền trong giáo dục gia đình là một sự thiếu sót. Thực tế, trẻ em sống trong sự bảo bọc quá mức của cha mẹ sẽ không nhìn thấy thế giới thực sự như thế nào. Trong mắt chúng, những gì muốn là có thể có ngay mà không cần phải nỗ lực. Sự thiếu thốn nhận thức về tiền của trẻ chính là sự thiếu hụt giáo dục về tiền bạc từ cha mẹ.
Nghiên cứu đã chỉ ra, giai đoạn khởi đầu hình thành tài chính của trẻ từ 3 đến 6 tuổi, giai đoạn hình thành chính thức là từ 6 đến 12 tuổi. Trong giai đoạn khởi đầu, cha mẹ cần bắt đầu thảo luận về tiền bạc với con cái, giúp trẻ hình thành ý thức quản lý tài chính.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều phụ huynh lại nghĩ rằng con lớn lên tự nhiên sẽ hiểu về tiền bạc.
Trong cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo", tác giả Robert Kiyosaki viết: "Chắc chắn rằng nếu bạn không dạy con về tiền bạc, sẽ có người khác thay bạn làm việc đó. Có thể là chủ nợ, có thể là thương gia xấu, có thể là cảnh sát, hoặc có thể là kẻ lừa đảo."
Những năm gần đây, nhiều bản tin đã đưa tin về các sinh viên trẻ mắc nợ nặng vì vay tiền để mua điện thoại, mỹ phẩm và đồ xa xỉ, cuối cùng không có khả năng trả nợ. Có những trẻ vị thành niên dành tiền cho việc "tiền thưởng" cho các streamer hoặc nạp tiền vào trò chơi, và một số trẻ còn sử dụng tiền của người thân.
Nguồn gốc của những bi kịch này là cha mẹ ngại ngùng không nói về tiền bạc, khiến con cái mơ hồ về khái niệm tiền và không hiểu giá trị của nó.
Chỉ khi trẻ hiểu rằng tiền không phải dễ kiếm, chúng mới có thể hiểu thế nào là tiết kiệm, thế nào là sống đầy đủ.
Vậy phải làm như thế nào? Cha mẹ có thể tham khảo ba điểm sau:
1. Cha mẹ không cần phải hoàn hảo, nhưng ít nhất phải thành thật. Khi con hỏi về tình hình tài chính của gia đình, không né tránh, không làm quá lên, cũng không kể khổ.
Dù giàu hay nghèo, cha mẹ đều có thể tạo ra một không khí gia đình thoải mái, dễ chịu. Khi đối mặt với nhu cầu của trẻ, nếu có thể đáp ứng, hãy đáp ứng ngay một cách thoải mái; nếu không thể đáp ứng, hãy giải thích lý do thật sự thay vì trực tiếp phủ nhận mong muốn của trẻ. Khi trẻ biết mình xứng đáng được yêu thương và học cách trân trọng những gì mình có, trẻ sẽ trở nên tích cực và tự tin hơn.
2. Cho trẻ tiền tiêu vặt từ khi biết cộng trừ: Thực hành là bài học tốt nhất, việc nuôi dạy trẻ về tài chính có thể bắt đầu bằng việc cấp cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt cố định. Khi trẻ có tiền để chi tiêu, trẻ sẽ học được cách so sánh và lập kế hoạch chi tiêu.
Khi cho trẻ tiền tiêu vặt, các chuyên gia tài chính khuyên phụ huynh nên duy trì một khoản tiền cố định và phát theo thời gian cố định. Như vậy, trẻ mới có thể từ từ học cách chi tiêu hợp lý và xây dựng thói quen tiết kiệm.
3. Nói với trẻ rằng số phận nằm trong tay mình: Nội dung quan trọng nhất của giáo dục tài chính là giúp trẻ nắm vững khả năng nâng cao hạnh phúc của bản thân. Những bậc phụ huynh có tầm nhìn xa sẽ nói với con rằng, đừng vì nghèo mà cảm thấy tự ti, cuộc sống hiện tại chỉ là tạm thời, và tương lai là do chính mình nắm bắt. Mỗi người đều có thể sống một cuộc đời đầy đủ và sung túc nhờ vào nỗ lực của bản thân.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Làm mẹ17 giờ trướcSau khi kết hôn, người mẹ tốt nghiệp thạc sĩ trở về nước và đã từ bỏ cơ hội học cao hơn vì con. Tuy nhiên, một sai lầm trong cách dạy con đã khiến bà phải trả giá đắt.
-
Làm mẹ1 ngày trướcKỳ vọng quá nhiều từ con có thể khiến cho cả phụ huynh và con cái cảm thấy khó khăn...
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha mẹ đừng quên rằng tuổi thơ của con chỉ có 1 lần thôi nhé.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLà cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh xuất chúng, và khi đến tuổi đi học có thể trở thành đứa trẻ đạt thành tích cao mà không cần quá vất vả.
-
1 ngày trước
-
1 ngày trước
-
Làm mẹ25/01/2025Trong những ngày Tết, nhịp sinh học của chúng ta thường bị xáo trộn do rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Với đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi giờ ăn giờ ngủ dễ bị xáo trộn thường dẫn đến suy giảm sức đề kháng
-
Làm mẹ25/01/2025Giống như mọi môn học, học quản lý tiền bạc cũng cần cả lý thuyết và thực hành, bố mẹ không nên giữ hết tiền lì xì của con mà nên dùng nó để dạy trẻ cách chi tiêu.
-
Làm mẹ25/01/2025Tôi đã ôm con về nhà ngoại sau câu nói này.
-
Làm mẹ24/01/2025Đoạn video ghi lại cảnh ông bố trẻ khóc nức nở vì điểm thi của con đã lan truyền nhanh chóng trên Weibo, gây xúc động và cả tiếng cười cho người xem
-
Làm mẹ24/01/2025Người may trang phục tiết lộ đằng sau cánh cửa đóng kín, Barron Trump là chàng trai lôi cuốn, khiêm tốn và thú vị.