- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 điều cha mẹ kỳ vọng khiến con tổn thương
Kỳ vọng quá nhiều từ con có thể khiến cho cả phụ huynh và con cái cảm thấy khó khăn...
Để xây dựng mối quan hệ và nuôi dưỡng niềm tin với thanh thiếu niên, người lớn phải đảm bảo con trẻ có đủ khả năng làm việc đó trước khi đưa ra yêu cầu.
Hạ thấp kỳ vọng là điều hoàn toàn bình thường. Điều này không có nghĩa là bố mẹ hoặc con cái là một thất bại trong bất kỳ phương diện nào.
Trên thực tế, việc hạ thấp kỳ vọng có thể giúp một mối liên kết bền chặt hơn bao giờ hết.
Dưới đây là 9 điều cha mẹ nên ngừng kỳ vọng:
1. Kỳ vọng con học trường mình chọn
Với tư cách là cha mẹ, trước khi chọn lĩnh vực học tập cho (các) con mình, bạn nên cố gắng cân nhắc lựa chọn của con trước tiên.
Niềm đam mê và tài năng của chúng nên được đánh giá cẩn thận và không bao giờ được can thiệp vào bởi vì trẻ em có thể dễ dàng bị phân tâm bất cứ khi nào buộc phải học một thứ gì đó ngoài niềm đam mê của chúng.
Niềm đam mê và tài năng của chúng nên được đánh giá cẩn thận và cha mẹ không bao giờ được can thiệp vào. Ảnh minh họa
2. Kỳ vọng con đạt được điểm số hoàn hảo
Những phiếu điểm toàn 9, 10, và những thứ hạng toàn nhất, nhì? Điều đó thật tuyệt vời, nhưng đừng biến điểm 7, 8 trở thành nỗi thất vọng của con chỉ vì chưa đạt được kỳ vọng cha mẹ đặt ra.
Hãy nhìn vào nỗ lực của con. Đừng mong đợi sự hoàn hảo. Các con xứng đáng được nhiều hơn thế.
Theo The Washington Post, chủ nghĩa hoàn hảo là do nhiều yếu tố gây ra, không chỉ do cha mẹ.
Kể từ đầu những năm 2000, những người trẻ tuổi đã mô tả áp lực khi phải thể hiện hoàn mỹ ở mọi lĩnh vực, trong bài tập ở trường, thể thao, các hoạt động và ngoại hình.
Phương tiện truyền thông xã hội đã nâng cao tiêu chuẩn trong việc theo đuổi sự hoàn hảo của thanh thiếu niên.
3. Kỳ vọng con không tiêu tiền vô bổ
Trẻ cần phải được dạy về cách tiêu và tiết kiệm tiền thông qua các hoạt động trong cuộc sống.
Có những món đồ mà người lớn cho rằng vô bổ, không có ích nhưng lại khiến trẻ cực kỳ thích thú.
Một món ăn vặt cùng bạn bè, một bộ đồ chơi hay chiếc áo con thích, bé hoàn toàn có thể tiết kiệm để mua chúng.
Dĩ nhiên, cha mẹ sẽ đưa ra lời khuyên khi thấy món đồ đó được mua là chưa hợp lý. Tuy nhiên đừng ngăn cấm mà hãy để con tự nhìn nhận ra thay vì ngăn cản.
Cha mẹ khi cho con tiền tiêu vặt thì nó sẽ trở thành tài sản chung, con hoàn toàn có quyền quyết định sẽ mua gì, sử dụng như thế nào dưới những tư vấn của ba mẹ.
Việc chi tiêu này có thể hữu ích cho một đứa trẻ khi chúng tiêu tiền vào những điều vô nghĩa và sau đó cảm thấy hối tiếc.
Bằng cách này chúng sẽ học được cách kiểm soát chi tiêu của mình và phân biệt được giữa sở thích tức thời với những nhu cầu và mong muốn thực sự quan trọng.
4. Kỳ vọng con hành động như người lớn
Thật vậy, gia đình đã dạy cho con trẻ cách cư xử đúng mực và thanh thiếu niên vẫn thực hiện, chỉ là không nhiều như bạn muốn.
Nhưng hãy thông cảm cho con, những đứa trẻ đang trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Đúng vậy, những bạn trẻ ở tuổi này thường trông giống người lớn hơn, nhưng cũng không hoàn toàn trở thành người lớn. Hãy để con là những đứa trẻ khi con có thể.
5. Kỳ vọng con làm điều mà phụ huynh cho là đúng
Nhiều cha mẹ cho rằng người lớn từng trải, họ hoàn toàn biết điều gì tốt, điều gì không nên những đứa trẻ bắt buộc phải làm theo, không được phép cãi lại.
Thế nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Việc không cho trẻ tranh luận đồng nghĩa với việc tước đi quyền tự do ngôn luận cá nhân.
Trẻ không được đưa ra chính kiến sẽ cảm thấy bị ức chế, cho rằng bố mẹ không hiểu mình.
Hãy lắng nghe con nói, cho con được trải lòng và ghi nhận những điều con đã chia sẻ. Từ đó, cha mẹ và con cái cần ngồi lại với nhau, đưa ra một hướng đi đúng hơn thay vì cãi cọ, xích mích.
Qua mỗi cuộc tranh luận, cả bố mẹ và con cái sẽ thấu hiểu và học được nhiều điều hơn.
Nhiều cha mẹ cho rằng người lớn từng trải, họ hoàn toàn biết điều gì tốt, điều gì không nên những đứa trẻ bắt buộc phải làm theo, không được phép cãi lại. Ảnh minh họa
6. Kỳ vọng con sẽ kể cho bạn nghe mọi thứ
Khi con còn nhỏ, mỗi khi tan học, con sẽ nóng lòng muốn trở về nhà và kể cho cha mẹ nghe những gì đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó.
Khi những đứa trẻ lớn dần lên, cảm giác ấy cũng bắt đầu mờ đi. Ở tuổi thiếu niên, cảm giác đó hầu như chẳng còn nhiều. Các bạn trẻ đang ở độ tuổi mà sự riêng tư là điều cần thiết.
Trung tâm Giáo dục Nuôi dạy Con cái (Mỹ) cho biết, có hai sai lầm phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải:
- Một là buông lỏng việc giám sát quá sớm trước khi con cái sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc làm của mình. Ví dụ, cha mẹ không kiểm tra các bài đăng trên mạng xã hội của thanh thiếu niên khi đang độ tuổi trung học cơ sở.
- Lỗi thứ hai là kiểm soát quá mức. Ví dụ, khăng khăng đọc tất cả các bài viết của con.
7. Kỳ vọng con không làm những điều quá ngây ngô
Các nhà tâm lý học nói rằng trẻ em đang có xu hướng trưởng thành quá nhanh.
Điều này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, khi trẻ đang ở một thế giới mà chúng luôn nghe thấy những điều như "con không còn là một đứa trẻ nữa", "những gì con đang làm chẳng phải là quá trẻ con sao?" hay "khi nào con sẽ lớn?" từ cha mẹ của mình.
Những đứa trẻ sẽ không có được phát triển tự nhiên về mặt tinh thần bởi những sự chỉ định của ai đó thật dễ dàng như những cú nhấp chuột – khi ấy chúng có thể giả vờ trưởng thành, nhưng lại chưa có được sự chuẩn bị cho những khó khăn mà tuổi trưởng thành sẽ gặp phải.
Nếu con bạn vẫn còn tính cách trẻ con cùng với sở thích thời thơ ấu của chúng, không có lý do gì để bạn bắt buộc chúng từ bỏ những điều này. Hãy để con bạn phát triển theo tốc độ của riêng.
8. Kỳ vọng con trở nên hoàn hảo
Có rất nhiều áp lực khi cha mẹ nhìn vào mạng xã hội và so sánh những gì con mình đang làm với những đứa trẻ khác.
Một sự thật không mấy dễ chịu là mọi người hiếm khi chia sẻ những chuyện xấu của con cái lên trang cá nhân. Do đó, tin tức bạn thấy hầu hết những đứa trẻ nhà khác tuyệt vời ra sao.
Phụ huynh nào lại chẳng thích khoe khoang, tự hào về con mình? Thế nên, câu chuyện không phải lúc nào cũng tích cực như vậy, bạn chỉ đang thấy bề nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Không phải con cái không quan tâm đến cha mẹ, các con chỉ không hứng thú với bài rao giảng của cha mẹ. Ảnh minh họa
9. Kỳ vọng con sẽ chú ý đến mọi điều cha mẹ nói
Không phải con cái không quan tâm đến cha mẹ, các con chỉ không hứng thú với bài giảng về cách sử dụng máy rửa bát hay gấp khăn tắm đúng cách mà thôi.
Ở trường học lại khác, thanh thiếu niên biết bản thân cần phải quan tâm và tập trung vào bài vở.
Tuy nhiên, tan học là khoảng thời gian rảnh con muốn thả lỏng tâm trí. Con muốn chơi game với bạn bè, lướt mạng xã hội, hoặc xem phim.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ30/01/2025Điều khiến không ít phụ huynh đau đầu trong mỗi dịp Tết đến xuân về là dạy con cách chi tiêu lì xì như thế nào cho hợp lí.
-
Làm mẹ26/01/2025Để nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, phụ huynh cần giúp trẻ hiểu rõ giá trị dịp Tết cổ truyền.
-
Làm mẹ25/01/2025Trong những ngày Tết, nhịp sinh học của chúng ta thường bị xáo trộn do rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Với đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi giờ ăn giờ ngủ dễ bị xáo trộn thường dẫn đến suy giảm sức đề kháng
-
Làm mẹ25/01/2025Giống như mọi môn học, học quản lý tiền bạc cũng cần cả lý thuyết và thực hành, bố mẹ không nên giữ hết tiền lì xì của con mà nên dùng nó để dạy trẻ cách chi tiêu.
-
Làm mẹ25/01/2025Tôi đã ôm con về nhà ngoại sau câu nói này.
-
Làm mẹ24/01/2025Đoạn video ghi lại cảnh ông bố trẻ khóc nức nở vì điểm thi của con đã lan truyền nhanh chóng trên Weibo, gây xúc động và cả tiếng cười cho người xem
-
Làm mẹ24/01/2025Người may trang phục tiết lộ đằng sau cánh cửa đóng kín, Barron Trump là chàng trai lôi cuốn, khiêm tốn và thú vị.
-
Làm mẹ23/01/2025Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng âm đạo tiết dịch vàng, có mùi hôi. Các bác sĩ đã lấy ra dị vật là khối nhựa hình trụ, chiều dài gần 2cm lưu trú trong âm đạo của bệnh nhi nhiều năm nay.
-
Làm mẹ22/01/2025Theo thống kê từ bệnh viện Nhi Trung ương, cứ mỗi năm vào dịp Tết, số lượng trẻ em nhập viện do tai nạn, thương tích thường tăng mạnh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm tai nạn giao thông, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm và các chấn thương do các trò chơi không an toàn.