Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng

Khác với trước kia nhà cửa lúc nào cũng ầm ĩ và lanh tanh bành, mấy ngày gần đây, lần nào về nhà bà mẹ cũng thấy con trai nằm ngủ, lạ là mỗi lần lại ngủ một nơi.

Nhiều gia đình hiện nay chọn sinh con thứ 2, thứ 3 để con cái có anh chị em chơi đùa cùng, gia đình đông vui hơn, các con cũng học được sự sẻ chia, biết ứng xử từ nhỏ. Nhưng khi có thêm con sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn, không êm ấm như gia đình con một, nhất là khi các con thường xuyên cãi vã vì những chuyện vặt vãnh khiến cha mẹ đau đầu.

Hầu hết các gia đình đông con than thở rằng nhà cửa lúc nào cũng ầm ĩ, nhưng nếu 1 đứa đi vắng thì lại yên ắng lạ thường, bố mẹ cũng thấy chán, bọn trẻ còn chán hơn vì đã quen có người chơi cùng.

Cách đây vài ngày, một bà mẹ 2 con chụp loạt ảnh con trai thứ 2 của mình ngủ và tung lên mạng khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Điều đáng nói là cậu bé không ngủ trên giường mà mỗi bức ảnh lại nằm ở một chỗ khác nhau, khi thì nền nhà, khi thì hộc tủ... Ai cũng thấy cậu bé đáng thương và tò mò không biết vì sao cậu bé lại ngủ khổ sở đến vậy. Khi được bà mẹ bật mí lí do thì ai cũng buồn cười.

Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng-1

Khi thì cậu bé nằm lăn ra sàn nhà.

Hóa ra là do cô chị. Hai chị em cách nhau khá nhiều tuổi nhưng không hiểu sao từ khi có em trai, cô chị lại rất thích trêu ghẹo, bắt nạt em. Vì sự chênh lệch về tuổi tác và hình thể nên dù là giành đồ chơi hay gắp thức ăn ngon, người chị luôn chiếm thế thắng, còn em trai luôn thua cuộc. Cậu con trai thường khóc kêu la với mẹ mỗi khi thua chị.

Không những thế, cô chị còn hay chọc giận đứa em tội nghiệp, vì vậy cậu bé luôn cảm thấy bực bội và muốn "tống khứ" chị gái đi, chỉ mong đến ngày khai giảng để chị đi học trở lại cho mình được yên thân.

Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng-2

Khi thì vắt vẻo trên cửa sổ.

Cuối cùng, mong ước của cậu bé cũng thành hiện thực khi chị gái đã bước vào năm học mới. Cậu bé nghiễm nhiên trở thành "ông hoàng" trong nhà, một mình tha hồ chơi đùa, không có ai tranh giành cướp mất món đồ chơi yêu thích hay trêu ghẹo đến tức phát khóc lên hoặc giành mất món ăn ngon.

Ấy thế nhưng, đó chỉ là cảm giác những ngày đầu chị gái mới đi học. Được vài ngày tung tẩy như thế, cậu bé bắt đầu thấy quá buồn chán, không vui chút nào. Không có chị chơi cùng, cũng không có ai trêu ghẹo, cậu bé chán đến độ ti vi không buồn xem, đồ chơi không muốn động tới. Chán quá, cậu bé lăn ra ngủ suốt cả ngày, ngủ trong tâm trạng chán chường nên cậu bé chui vào hộc tủ, nằm lăn lộn khắp sàn nhà vì quá buồn bã...

Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng-3

Lúc chui vào hộc tủ.

Sau khi tìm hiểu được lý do từ phía con trai thì bà mẹ ôm bụng cười lăn lộn. Cư dân mạng cũng không ngừng cười trước nỗi buồn chán của cậu bé đáng thương. Đồng thời, ai cũng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với cậu bé này bởi nhiều người cũng từng trải qua cảm giác tương tự. "Ngày xưa, ở nhà suốt ngày cắn nhau mà đứa em đi đâu chơi quá nửa ngày đã thấy buồn 'thối' ruột, chẳng có ai trêu, chẳng có gì hứng thú mà bầy trò nữa...".

Trên thực tế, những gia đình có hai con trở lên, thái độ và việc hướng dẫn của cha mẹ là rất quan trọng. Làm thế nào để hai con biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau, không ghen ghét, tị nạnh nhau, điều đó không chỉ tốt cho mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình mà còn giúp mỗi đứa trẻ phát triển các kĩ năng xã hội sau này. Nếu cha mẹ đối xử không công bằng, trẻ sẽ hình thành tâm lý và thói quen xấu cho trẻ.

Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng-4

Lúc lại chui duowis gầm bàn.

Cha mẹ của các gia đình hai con nên xử lý mối quan hệ giữa hai con như thế nào?

1. Để hai đứa trẻ tiếp xúc với nhau từ bé

Nhiều bố mẹ sai lầm khi cho rằng sinh con thứ hai phải tách con lớn ra, nếu không trẻ sẽ đánh em, quấy nhiễu, làm phiền em. Chính suy nghĩ này lại gây ra tác hại lớn, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Để các con tiếp xúc, chơi với nhau ngay từ bé sẽ giúp trẻ hình thành sợi dây gắn kết và tình yêu thương. Tất nhiên, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ từ trước đó, và khi con thứ ra đời, hãy để con lớn tham gia vào việc chăm sóc em, tự nhiên mối quan hệ anh chị em sẽ hình thành 1 cách khăng khít.

Mỗi ngày đi làm về lại thấy con nằm ngủ 1 chỗ khác nhau, biết lí do bà mẹ cười bể bụng-5

2. Luôn giúp trẻ thấm nhuần tư tưởng về tình đoàn kết

Vấn đề rắc rối nhất đối với hầu hết các bậc cha mẹ sinh con thứ hai là sự mất đoàn kết giữa hai đứa trẻ.

Cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện, tấm gương về tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau, ấy chính là điều may mắn mà những gia đình có anh chị em mới cảm nhận được.

Cha mẹ hãy cho con cái hiểu rằng chỉ anh chị em trong nhà có yêu thương, san sẻ với nhau thì cả gia đình mới trọn vẹn, hạnh phúc.

3. Cha mẹ tuyệt đối không đối xử thiên lệch

Từ khi sinh con thứ hai, điều cấm kỵ lớn nhất đối với các cha mẹ là sự phân biệt đối xử. Là cha mẹ, trước tiên bạn phải thể hiện thái độ đúng mực, không nên đối xử khác biệt với trẻ vì giới tính hay tuổi tác.

Dù là con nào đi chăng nữa, chỉ cần con mắc lỗi là cha mẹ phải chỉ ra phê bình, không được khiên cưỡng, chưa nói đến việc phê bình con không có lỗi, không có lý do công bằng, con sẽ cảm thấy bất công và ghen ghét anh chị em của mình.



 Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/moi-ngay-di-lam-ve-lai-thay-con-nam-ngu-1-cho-khac-nhau-biet-li-do-ba-me-cuoi-be-bung-162202410070400780.htm

cha mẹ

sinh con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.