Một ông bố trẹo cả hàm vì “bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà

Nhà thơ Ireland Yeats nói: “Giáo dục không phải là đổ đầy một xô nước, mà là thắp lửa”.

Cách đây vài ngày, một câu chuyện cười ra nước mắt xảy ra ở Trung Quốc. Một phụ huynh đã “bị thương” khi dạy kèm cho con mình. Ông bố này tức giận đến mức lệch cả cằm vì “nói mãi không được” và hoàn toàn bất lực trước cô con gái của con mình. Sau khi dạy con bất thành, anh chán nản vô cùng và phải đi bệnh viện khám ngay trong đêm. 

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-1

Không ít người ở Trung Quốc nói rằng kèm con làm bài tập về nhà là "sát thủ" đầu tiên phá hủy mối quan hệ cha mẹ - con cái. Trường hợp trên là một ví dụ.

Trước đây, các bà mẹ là lực lượng chính và là “nạn nhân” chính của việc kèm cặp con cái làm bài tập về nhà. Giờ đây, ngày càng nhiều ông bố cũng tham gia vào “trận chiến” này.

Năm học mới vừa bắt đầu và chặng đường dài đau khổ của cha mẹ cũng... bắt đầu!

01

Những tình huống dở khóc dở cười khi dạy con học

Rất nhiều cha mẹ đã không thể kiềm chế được sự tức giận và cảm thấy sự bất lực của bản thân khi cùng con làm bài tập về nhà. Những ông bố vốn là người bình tĩnh nhưng cũng không thể bình tĩnh cho nổi.

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-2

Ông bố này bực mình đến nỗi gọi luôn con trai mình là “đại ca”.

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-3

Ông bố này vừa nghe con trai đọc “chín - chín - bốn mươi lăm” và đây là kết quả! 

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-4Một bà mẹ ngồi khóc rấm rứt vì dạy thế nào con cũng “không vào đầu”

Trẻ em luôn có thể nghĩ ra vô vàn cách kỳ diệu, làm cho trái tim của cha mẹ nổi cơn bão tố bằng sự ngốc nghếch và tinh nghịch của chúng. 

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-5Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-6Những đứa trẻ tập viết chữ “ngoài hành tinh”

Nuôi dạy con cái không bao giờ là chuyện dễ dàng. Kiệt sức và tức giận cũng là điều dễ hiểu. Hai vợ chồng cãi nhau cũng rất phổ biến. Trong không ít cuộc khảo sát, một trong những lý do khiến vợ chồng xung đột là câu hỏi: “Rốt cuộc, nó giống anh/cô hay giống tôi?”. Ở đây, các vợ chồng thường tranh luận lẫn nhau để trả lời xem IQ của đứa trẻ là thừa kế từ ai, bố hay mẹ? 

02

Dạy trẻ học ở nhà, cha mẹ trước hết phải tự tu tâm dưỡng tính 

Nói thật là dù con cái có ngốc và dốt đến đâu, làm cha mẹ cũng phải dạy con học đến nơi đến chốn. Mệt mỏi, vất vả ở đây không phải chỉ ở mặt thể chất mà còn là mặt tinh thần. Quan trọng là bố mẹ phải biết điều chỉnh tâm lý, cảm xúc bản thân kịp thời thì mới mong đạt được thành quả tốt.  

Khoảng thời gian “giao lưu” cha mẹ - con cái hiếm hoi này chính là lúc thử thách khả năng quản lý cảm xúc của cha mẹ. Những đứa trẻ có điểm số xuất sắc và có ý thức chủ động thì không nòi làm gì, cha mẹ thường rất bình tĩnh và ôn hòa. Nhưng những đứa trẻ đầu óc chưa sáng láng lắm thì rất cần cha mẹ phải kiên nhẫn, phối hợp nhịp nhàng. Nếu bản thân cha mẹ dễ bị kích động trong lúc dạy, con cái sẽ không thể tiếp thu một cách bình tĩnh. 

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-7

Trong lúc học cùng con, đôi khi cha mẹ sẽ bị trẻ “chọc” cho vừa tức vừa buồn cười vì trí tưởng tượng phong phú của chúng. 

Do đó, thay vì theo đuổi kết quả chính xác hoàn toàn, tốt hơn là cha mẹ nên thảo luận với trẻ và để trẻ học cách suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề.

Trên cơ sở duy trì sự tò mò của trẻ, nếu cha mẹ có thể tập trung vào việc hướng dẫn quá trình tư duy, thì việc học của con sẽ không trở thành một “bãi chiến trường” đau đớn.

So với người lớn, đã có một quá trình tiếp nhận kiến ​​thức lâu dài và vẫn đang tiếp thu những cái mới, thời gian tiếp cận của trẻ ngắn hơn và kinh nghiệm học tập của trẻ không đủ. Thế nên có những kiến thức người lớn cho rằng đơn giản nhưng trẻ đều cần thời gian để “thấm”. Vì vậy, cha mẹ phải đặc biệt kiên nhẫn. 

03

Làm thế nào để trau dồi khả năng tự học của trẻ?

Nhà thơ Ireland Yeats nói: “Giáo dục không phải là đổ đầy một xô nước, mà là thắp lửa”.

Hầu hết thời gian, trẻ bị "ép" phải học và lý do để khuyến khích trẻ tiếp tục học tập chăm chỉ có thể là phần thưởng, động viên từ cha mẹ, hoặc lời khen ngợi từ giáo viên...

Nhưng tất cả đều chỉ là những khuyến khích bên ngoài, đứa trẻ sẽ sớm phát hiện ra rằng khi một số thành tích không đạt yêu cầu, tất cả những điều đó sẽ không còn.

Cách tốt nhất để trẻ có thể học tập với sự kiên trì, phải xuất phát từ một động lực mạnh mẽ, đó là việc làm này hoàn toàn vì niềm vui của chính chúng.

Nếu một ngày một đứa trẻ học thuần túy vì hạnh phúc của mình, thì cảnh làm bài tập về nhà một cách độc lập sẽ trở thành hiện thực.

Vậy, làm thế nào để trau dồi khả năng tự học của trẻ?

Dưới góc độ tâm lý học, 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực bên trong là khả năng, sự tự chủ và sự thuộc về. Nói cách khác, trong quá trình nuôi dạy con cái, chúng ta cần giúp chúng hình thành 3 điểm sau:

(1) Tôi tin rằng tôi có thể làm được

(2) Tôi hy vọng sẽ làm điều đó một mình

(3) Tôi có những người đáng tin cậy để hỗ trợ và quan tâm, làm hậu thuẫn cho tôi và đồng thời chia sẻ với nhau

Vì vậy, trước hết, khi đã dốc toàn lực để giúp con làm bài trong giai đoạn đầu, cha mẹ cần tích cực động viên con để con cảm thấy mình làm được và đang làm.

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-8
Tiếp theo, chúng ta cũng cần để trẻ tự quyết định trong mọi khía cạnh của cuộc sống, giúp trẻ khai thác sở thích và để trẻ tự khám phá.

Cuối cùng, đó là hỗ trợ và lắng nghe niềm vui của trẻ. Khi trẻ em thấy rằng nghiên cứu của riêng chúng có thể được cha mẹ ủng hộ một cách chân thành, mối quan hệ phụ thuộc và kiểm soát không bình đẳng giữa cha mẹ và con cái sẽ được cải thiện.

Vì đó là giao tiếp từ góc độ bình đẳng, các em sẽ gần gũi với cha mẹ trong trái tim mình, sẵn sàng lắng nghe và hiểu ý định của cha mẹ hơn là đối đầu và né tránh.

Một ông bố trẹo cả hàm vì bất lực” trong việc dạy con làm bài tập về nhà-9Dạy kèm con cái làm bài tập ở nhà là một công việc lâu dài và tế nhị.

Một vài lần đánh đập hoặc kích thích bằng lời nói thực sự không thể đánh thức được sự ham muốn học của trẻ. Hãy cho trẻ một chút không gian và thời gian để chúng từ từ lớn lên.

Cuối cùng, tôi muốn sử dụng một trong những quan điểm của Spencer để khuyến khích mọi người:

"Mục đích quan trọng nhất của giáo dục là dạy trẻ cách lựa chọn. Tất cả những lựa chọn này phải do trẻ thực hiện.

Chỉ khi làm những gì trẻ thực sự lựa chọn, trẻ mới có thể chịu đựng và nỗ lực khi gặp khó khăn. Chỉ khi thành công, trẻ mới có thể thực sự tận hưởng niềm vui khi đưa ra một lựa chọn sáng suốt."

 

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.