Trẻ nhút nhát, sống thiếu tự tin có thể do cha mẹ đã làm chưa tốt điều này

Các chuyên gia chỉ ra, nguyên nhân gây ra tình trạng rụt rè, thiếu tự tin của trẻ có thể đến từ cách giáo dục chưa đúng đắn của cha mẹ. Nếu không được uốn nắn, chỉ bảo kịp thời, sẽ không có lợi cho tương lai của trẻ.

Cha mẹ nên biết việc trẻ nhút nhát, đeo bám bố mẹ ở giai đoạn 6 tháng - 3 tuổi không có gì là bất thường. Vì thế giới xung quanh trẻ còn quá mới mẻ và lạ lẫm với con. Trẻ sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Khi được 3 - 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Nếu tình trạng rụt rè, nhút nhát vẫn xảy ra thường xuyên và có xu thế nhiều hơn thì cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà trẻ lại như vậy. Những trẻ nhút nhát thường cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý. Sự sợ hãi có thể mạnh đến nỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, học tập và sự phát triển trong tương lai của trẻ về sau.  

Nguyên nhân tại sao trẻ nhút nhát, thiếu tự tin?

Tâm lý lo lắng

Trẻ nhút nhát, sống thiếu tự tin có thể do cha mẹ đã làm chưa tốt điều này-1

Tâm lý chung của phần lớn trẻ khi tiếp xúc với môi trường mới chính là lo lắng, bỡ ngỡ và rụt rè. Tất cả mọi điều xung quanh con đều xa lạ, không thân quen, cảm giác cô đơn khi không có người thân bên cạnh sẽ khiến trẻ có tâm lý hoảng loạn, cảm thấy không an toàn... Chẳng có gì lạ nếu ở một môi trường mới, trẻ lo lắng đến phát khóc.

Chăm bẵm con quá mức

Cha mẹ chăm bẵm con quá cũng sẽ khiến con bị thiếu tự tin. Việc gì bé làm cũng khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng và luôn muốn giúp đỡ. Ví dụ như mỗi lần vấp ngã, bố mẹ chạy lại bế lên dỗ dành... Nói chung, bố mẹ chăm sóc hoàn toàn từ A – Z… Do nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình, trẻ chưa biết tự chủ động làm một việc gì mà không có sự theo dõi, chỉ bảo của người lớn. Do đó khi không có người lớn bên cạnh chỉ dẫn, trẻ sẽ không thấy tự tin. 

Sự dọa nạt ảnh hưởng đến tâm lý trẻ

 

Trẻ nhút nhát, sống thiếu tự tin có thể do cha mẹ đã làm chưa tốt điều này-2

Khi trẻ gào khóc, cha mẹ thường dung "con cọp”, “ông ba bị”… để dọa nạt trẻ. Hay khi trẻ muốn tự mình ra ngoài chơi, cha mẹ thường dọa "ngoài đường có ông ba bị bắt cóc con đấy"... Điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ, dần dần khiến trẻ trở nên sợ hãi các nhân vật vô hình và mất đi sự mạnh dạn.

Trẻ thiếu kỹ năng xã hội

Khi ra ngoài gặp người lạ, trẻ như con ốc thu mình, điều này gắn liền với việc kỹ năng xã hội của trẻ kém. Nguyên nhân là do bố mẹ đã không hướng dẫn đúng cách khi ở nhà và không dạy con cách giao tiếp giữa các cá nhân nên trẻ thiếu kỹ năng là điều dễ thấy.

Trẻ bị bắt nạt

Trẻ nhút nhát, sống thiếu tự tin có thể do cha mẹ đã làm chưa tốt điều này-3

Trẻ mầm non mới đi học, ở trường học, mọi thứ đều quá mới mẻ với con: bạn bè mới chưa kịp làm quen, cô giáo cũng chưa tạo được sự tin tưởng... khiến cho con sợ hãi và khép mình. Chưa kể những trường hợp bạn bè bạo lực, giáo viên quá nghiêm khắc... chuyện con bị tổn hại tinh thần rất dễ xảy ra.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tự tin hơn?

1. Cố gắng hiểu con

Chìa khóa đầu tiên để giúp trẻ vượt qua trở ngại nhút nhát là hiểu những gì đang thực sự xảy ra. Có nhiều kiểu nhút nhát khác nhau và một khi hiểu được trẻ đang mắc kiểu nhút nhát nào thì cha mẹ hoàn toàn có thể hướng con tới những hoạt động xã hội lành mạnh hơn.

2. Không ép buộc

Không được phép trở nên thiếu kiên nhẫn hoặc cố gắng ép buộc con tương tác với người khác khi trẻ chưa sẵn sàng. Làm như vậy có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Thay vào đó, hãy tạo ra nhiều sự thoải mái hơn và nỗ lực, tác động bền bỉ không ngừng

3.Trau dồi chỉ số xã hội cho trẻ

Trẻ nhút nhát, sống thiếu tự tin có thể do cha mẹ đã làm chưa tốt điều này-4

Hãy cho trẻ mở rộng các quan hệ bằng cách cho con ra ngoài chơi, gặp bạn bè, cho trẻ sống hòa mình vào thiên nhiên... Trẻ cần được rèn các kỹ năng xã hội, tham gia giao tiếp và tương tác với bạn bè. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin, thoải mái và tràn ngập niềm vui hơn. Cha mẹ có thể đọc cho con nghe những cuốn sách có liên quan đến giao tiếp xã hội để trẻ hiểu hơn về những cách hành xử mà mình nên có.

4.  Khuyến khích trẻ cố gắng

Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã đủ mạnh mẽ, dũng cảm Khi đối mặt với điều gì đó chưa biết chắc chắn, trẻ sẽ rụt rè, đây cũng là cách trẻ tự củng cố cảm giác an toàn cho mình. Cha mẹ nên nói trước với con rằng cha mẹ sẽ ở bên, luôn để ý đến con, sau đó khuyến khích con thử việc gì đó. Nhận được sự ủng hộ và tán thành của cha mẹ, trẻ sẽ tự tin và cố gắng hơn.

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.