Đừng để "con người khác", "con nhà người ta" làm tổn thương chính con mình…

Khi so sánh con mình với con người khác, cha mẹ vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến trẻ, khiến trẻ mất lòng tin và luôn ôm sự thù hận ở trong lòng…

Khi trẻ mới tập nói, biết đi, cha mẹ luôn dành những lời động viên và khen ngợi trẻ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, cha mẹ bắt đầu ít dùng những lời khen ngợi hơn, hay so sánh con mình với "con nhà người ta", chính tính ganh đua của cha mẹ đã tác động xấu đến tâm lý của con.

Điều đáng sợ là khi so sánh, cha mẹ luôn chỉ nhìn thấy điểm mạnh của con khác và thấy điểm yếu của con mình, nên khi so sánh thường là không công bằng và trút oán hận lên đầu trẻ, coi thường và đổ lỗi cho trẻ. Trong sự so sánh này, trẻ rơi vào mặc cảm và bắt đầu chối bỏ bản thân. Trẻ cũng sẽ nhầm tưởng rằng "tai họa" của mình là do bạn của mình gây ra, điều này không những không tạo được động lực ham học hỏi từ người khác của trẻ mà thay và đó là hình thành lòng thù hận.

Đừng để con người khác, con nhà người ta làm tổn thương chính con mình…-1


Cha mẹ cần trân trọng con cái đúng cách!

Mỗi đứa trẻ đều đặc biệt, cha mẹ không thể sử dụng cùng một tiêu chuẩn để yêu cầu tất cả trẻ phải giỏi như nhau. Công việc của cha mẹ là phải phát hiện ra điểm mạnh của con, chỉ bảo đến khến con tự tin hơn và phát huy được tối đa. Nhiều bậc cha mẹ đánh đồng sự đánh giá cao với lời khen ngợi, nghĩ rằng đánh giá cao một đứa trẻ là nói với chúng: “Con thật tuyệt vời!” Trên thực tế, sự đánh giá không chỉ đơn giản bằng những lời nói sáo rỗng mà phải thể hiện bằng hành động. Khen ngợi chỉ là một phương tiện để đánh giá.

1. Đánh giá cao trẻ từ tận đáy lòng

Đừng để con người khác, con nhà người ta làm tổn thương chính con mình…-2

Trân trọng trẻ là phát hiện ra những điểm sáng của con, dù con không phải là giỏi nhất, cha mẹ cũng sẽ luôn cảm nhận được ở con sự khác biệt so với đứa trẻ khác. Cha mẹ hãy luôn thể hiện thật chân thành rằng conrất giỏi, dành cho con lời khen ngợi thật lòng, để con lớn lên thật tự tin và tràn đầy yêu thương. 

2. Đánh giá cao nỗ lực của trẻ hơn là trí thông minh

Khi đánh giá con cái, cha mẹ nên đánh giá những nỗ lực của con chứ không phải những ưu điểm bẩm sinh như ngoại hình của chúng. Là cha mẹ, đừng nản lòng vì con kém thông minh, cũng đừng vội lo lắng về việc con thiếu cố gắng mà hãy từ từ truyền cho con quan điểm về sự chăm chỉ. Muốn thúc đẩy trẻ tiến bộ hơn thì cách tốt nhất không phải là khen con thông minh mà hãy khuyến khích con chăm chỉ trong mọi việc.

3. Khen ngợi kịp thời những thành tích của trẻ

Ghi nhận và khen ngợi trẻ kịp thời hiệu quả hơn nhiều so với khen ngợi sau đó. Nếu cha mẹ không thể hiện sự quan tâm kịp thời đến điểm số của con, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và sự thất vọng này rất có thể sẽ không khuyến khích chúng tiếp tục làm việc chăm chỉ. Đánh giá đúng thành tích của trẻ thể hiện sự đánh giá cao chân thành của cha mẹ và những kỳ vọng háo hức dành cho trẻ, điều này có thể truyền cho trẻ một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ. Sức mạnh này không chỉ khiến trẻ làm việc chăm chỉ mà còn giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập và cuộc sống, từ đó thúc đẩy trẻ càng thêm chăm chỉ.

Đừng để con người khác, con nhà người ta làm tổn thương chính con mình…-3

Cha mẹ sẽ luôn là ngọn hải đăng trung thành nhất, là người ủng hộ sự trưởng thành của con cái, và không có lý do gì để làm nản lòng con cái. Hãy tin rằng trẻ luôn mong muốn được bố mẹ nhìn thấy điểm tỏa sáng của trẻ và cổ vũ trẻ. Học cách đánh giá cao trẻ em, khen ngợi chúng và dành cho chúng đủ tình yêu thương và sự tự tin là một khoản đầu tư suốt đời. 

 

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.