Trả lời vỏn vẹn vài từ cho câu hỏi "Em không ăn được gì vào bữa sáng?", cậu bé tiểu học khiến cô giáo phải gọi ngay cho phụ huynh còn người mẹ thì ôm mặt òa khóc nức nở

Biết được câu trả lời, bà mẹ mới vỡ òa cảm xúc nhận ra từ trước tới nay đã đánh giá sai con mình.

Phụ huynh thường nói với nhau mỗi đứa trẻ có một khả năng khác nhau, tốc độ tiếp nhận khác nhau, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế không phải ai cũng nhớ điều này. Mỗi ngày kiểm tra bài vở con trên lớp, thấy con đạt điểm số thấp thua bạn kém bè, chắc chắn bố mẹ nào cũng thấy buồn bực khó chịu. Thậm chí có người còn chì chiết con, nghĩ rằng con ngu dốt không có tiền đồ.

Điểm số không phải là dấu hiệu duy nhất để nhận biết một đứa trẻ thông minh hay chậm chạp. Các nhà tâm lý học Mỹ cho biết, nếu chỉ lấy sự cao thấp của thành tích học tập để tuyển chọn trẻ em ưu tú thì sẽ có tới 70% trẻ sở hữu năng lực độc đáo không được lựa chọn.

Thực tế, những đứa trẻ thông minh thường cư xử nghịch ngợm, không tuân theo các quy tắc, đặc biệt ở độ tuổi tiểu học. Vậy nên nhiều khi trẻ có xu hướng không chịu hợp tác khi cô giáo ra bài tập, hoặc làm theo một cách khác biệt không như đáp án quy chuẩn dẫn tới việc bị điểm thấp hơn kỳ vọng.

Trả lời vỏn vẹn vài từ cho câu hỏi Em không ăn được gì vào bữa sáng?, cậu bé tiểu học khiến cô giáo phải gọi ngay cho phụ huynh còn người mẹ thì ôm mặt òa khóc nức nở-1
Trong mắt cha mẹ, những đứa trẻ thông minh luôn có thành tích học tập xuất sắc. (Ảnh minh họa)

Cậu bé Dongdong ở Trung Quốc cũng luôn bị điểm số dưới trung bình vì thường xuyên trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi của giáo viên. Những câu trả lời này không sai, nhưng hoàn toàn khác biệt với đáp án. Bố mẹ cậu đã rất buồn vì thành tích học tập lẹt đẹt của con, nghĩ con mình thiếu thông minh lại mất tập trung, sau này khó thành việc lớn.

Một lần đến câu hỏi: "Em không ăn được gì vào bữa sáng?", thay vì trả lời các món ăn không tốt cho sức khỏe vào buổi sáng như đã được học, Dongdong viết: "Bữa trưa và bữa tối".

Trả lời vỏn vẹn vài từ cho câu hỏi Em không ăn được gì vào bữa sáng?, cậu bé tiểu học khiến cô giáo phải gọi ngay cho phụ huynh còn người mẹ thì ôm mặt òa khóc nức nở-2
Dongdong không ngốc, chỉ là suy nghĩ khác biệt mà thôi. (Ảnh minh họa)

Cách suy nghĩ khác lạ của Dongdong khiến cô giáo bất ngờ phải gọi ngay cho phụ huynh. "Chỉ số IQ của Dongdong rất đáng nể. Cậu bé là thần đồng đó, tôi không thể dạy kiến thức bình thường cho bé nữa!".

Người mẹ lúc đó mới vỡ òa cảm xúc, khóc nức nở khi nhận ra không phải con mình ngu dốt, chậm chạp, chỉ là trước giờ mình chưa nhận ra khả năng của con mà thôi.

Trí thông minh không chỉ thể hiện qua điểm số

Giáo sư David Perkins (Đại học Harvard - Mỹ) tin rằng trí thông minh của trẻ em không thể hiện qua điểm số mà nằm ở tư duy linh hoạt và hành động nhanh nhạy của trẻ. Vì dưới góc độ phát triển của trí não, những đứa trẻ có tư duy linh hoạt thường sẽ có phản ứng chậm vì não của bé rất bận rộn để làm nhiều việc, dẫn đến kết quả học tập sẽ không được tốt như cha mẹ mong đợi.

3 đặc điểm chứng tỏ con của bạn có chỉ số IQ cao

Không quan tâm đến môi trường xung quanh khi đang tập trung làm việc gì đó

Những đứa trẻ thông minh luôn có ý thức tách mình khỏi các kích thích từ môi trường bên ngoài. Quá trình này đòi hỏi não bộ phải phát triển ở mức độ cao. Vì thế, khi con đang học bài mà bạn cứ liên tục chỉ tay vào sửa sai, những đứa trẻ thông minh sẽ phản ứng chậm. Điều này khiến cho cha mẹ hiểu lầm là con mình ngốc nghếch, đần độn hay "chậm tiêu". Thực ra khi đó não của trẻ đang hoạt động với tốc độ nhanh trong những suy nghĩ của mình, nên con sẽ phản ứng chậm với những câu nói của cha mẹ.

Trả lời vỏn vẹn vài từ cho câu hỏi Em không ăn được gì vào bữa sáng?, cậu bé tiểu học khiến cô giáo phải gọi ngay cho phụ huynh còn người mẹ thì ôm mặt òa khóc nức nở-3
Những đứa trẻ thông minh thường không quan tâm đến môi trường xung quanh khi đang tập trung làm việc. (Ảnh minh họa)

Thường mở tung các món đồ chơi ra để xem bên trong có gì

Việc phá phách như thế này cho thấy trẻ rất tò mò và có tinh thần khám phá cao. Đây đều là những tố chất của người thành công. Từ góc độ này, chúng ta thấy những đứa trẻ thường xuyên gây rối thường thông mình hơn những đứa trẻ ngoan ngoãn.

Thích ngẩn ngơ

Trong mắt người lớn, những đứa trẻ thích ngẩn ngơ là những đứa trẻ ngớ ngẩn. Nhưng giáo sư David Perkins lại nói rằng sự ngẩn ngơ đó của trẻ rất có thể là vì trẻ đang bận suy nghĩ.

Bởi vì còn nhỏ nên trẻ không thể suy nghĩ trong khi tay vẫn đang làm việc như người lớn được. Vậy nên, con mới ngồi ngẩn ra để tập trung vào suy nghĩ của mình. Việc này giúp con có nhiều không gian và cơ hội để mở rộng những ý tưởng của mình, đồng thời giúp não bộ phát triển phức tạp và đa dạng hơn.

Làm gì khi con có trí tuệ khác biệt?

Chấp nhận và cổ vũ sự sáng tạo của con

Suy nghĩ không giống thông thường khiến những đứa trẻ có IQ cao bị nhận xét là "nói nhăng nói cuội". Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận biết và tin tưởng con, cho trẻ biết lối suy nghĩ sáng tạo này nhiều khi còn quan trọng hơn cả điểm số nhận được ở trường học, trẻ sẽ có cơ hội phát triển thành nhân tài.

Khác biệt trong giới hạn

Dù sáng tạo là điều cần khích lệ nhưng trong môi trường lớp học, trẻ vẫn cần tuân theo các quy tắc cơ bản để hoàn thành tốt việc học trên trường. Cha mẹ cần dạy con những điều sáng tạo nào được cho phép, làm việc trong giới hạn thế nào. Chắc chắn, những bài tập trong sách giáo khoa hay bài tập vận dụng sẽ chẳng thế nào làm khó những đứa trẻ thần đồng này đâu.

Giúp trẻ tự tìm ra năng khiếu trong các lĩnh vực khác

Những đứa trẻ sở hữu IQ cao sẽ có năng lực trên nhiều lĩnh vực. Việc chỉ cho con học 1 năng khiếu như đàn hát hay học vẽ, sẽ rất lãng phí tài năng. Cha mẹ có thể cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, đọc thêm sách để phát hiện những khả năng khác. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/tra-loi-von-ven-vai-tu-cho-cau-hoi-em-khong-an-duoc-gi-vao-bua-sang-cau-be-tieu-hoc-khien-co-giao-phai-goi-ngay-cho-phu-huynh-con-nguoi-me-thi-om-mat-oa-khoc-nuc-no-20201201130255765.chn

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.