Trẻ nói muộn hơn so với các bạn cùng tuổi là chậm nói hay chậm phát triển? Làm thế nào để đánh giá?

Ngoài tầm vóc, điều cha mẹ quan tâm không kém chính là ngôn ngữ của con. Khi thấy con chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi, đương nhiên trong lòng cha mẹ sẽ có những lo lắng nhất định.

Tất nhiên, cũng có một số phụ huynh lại cho rằng những đứa trẻ đặc biệt hơn so với các bạn thường có biệt tài nào đó. Ví dụ như Einstein, lên 7 tuổi mới biết nói, nhưng chỉ số IQ của ông vượt xa những người bình thường nên họ có thể sẽ xem nhẹ việc con bị chậm nói. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, bộ não đứng đầu trong việc điều khiển các chức năng khác nhau, có thể gọi đây là “CPU của con người”. Sự phát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ cũng do não bộ điều khiển.

Trong não có một vùng bí ẩn, có tên gọi là Broca. Khu vực này là một trong những khu vực quan trọng chịu trách nhiệm phát triển ngôn ngữ, chịu trách nhiệm chính về mã hóa ngôn ngữ, tức là chức năng xuất ra câu.

Mặc dù nói rằng mỗi đứa trẻ đều có thời gian biểu của riêng mình, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều trẻ chậm ngôn ngữ khi 2 tuổi vẫn có thể chậm hơn những trẻ cùng tuổi khi lên 7 tuổi.

Chậm ngôn ngữ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hiểu và diễn đạt mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và kỹ năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ một cách khoa học, nắm bắt thời kỳ vàng phát triển ngôn ngữ từ 1 đến 3 tuổi, sử dụng các phương pháp khoa học và phù hợp để trau dồi các kỹ năng khác nhau của trẻ trong các khoảng thời gian khác nhau.

Trẻ nói muộn hơn so với các bạn cùng tuổi là chậm nói hay chậm phát triển? Làm thế nào để đánh giá?-1

1. Tiêu chuẩn để phát hiện bé chậm nói là gì?

Mỗi bé đều có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng, có bé có hoạt động ngôn ngữ bình thường nhưng bị chậm hơn vài tháng so với những bé khác. Trong trường hợp này, bố mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần làm theo một số phương pháp nhất định để nhập từ và câu cho bé một cách thuần thục là đủ.

Ví dụ, khi bé mới bắt đầu bập bẹ, bạn có thể sử dụng một số trò chơi để bé thành thạo một số từ đơn giản tới phức tạp. Những trò chơi đơn giản không chỉ tạo hứng thú học ngôn ngữ trong quá trình tương tác với bé mà còn dạy bé rất nhiều từ vựng.

Vậy làm sao để biết bé nói muộn do chậm phát triển? Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi thấy con chậm nói?

Ở trẻ 1-3 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ thường xuyên. Nói chung, miễn là em bé đáp ứng các điều kiện tương ứng trong các khoảng thời gian khác nhau thì có thể được coi là khỏe mạnh.

- 12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa. Trẻ có khả năng bắt chước một vài từ trong cụm từ mà bạn nói ra.

- 14 tháng tuổi: Trẻ thay đổi ngữ điệu nhiều hơn và sử dụng thêm cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn.

Chú ý: Nếu trẻ không nói bất cứ lời nào trước 15 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ.

- 16 tháng tuổi: Bé nói được nhiều từ hơn, bắt đầu gọi bạn như "mẹ ơi" để thu hút sự chú ý, gật đầu và lắc đầu cho câu hỏi có - không. Bé bắt đầu phát âm các phụ âm như t, d, n, w và h.

- 18 tháng tuổi: Bé đã có vốn từ vựng khoảng 10 - 20 từ, bao gồm tên "mẹ", một số động từ và tính từ. Bé có khả năng nói cụm từ đơn giản "muốn con búp bê".

- 18 đến 24 tháng tuổi: Bé bắt đầu nói các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới lạ hơn.

- 24 tháng: Trẻ biết 50 đến 100 từ, sử dụng các câu ngắn 2 - 3 từ và đại từ nhân xưng để giao tiếp.

- 2 đến 3 tuổi: Bé có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 - 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 - 6 từ.

Nếu bé không bộc lộ được khả năng ở giai đoạn tương ứng, bạn nên đi khám kịp thời để tránh làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.

Trẻ nói muộn hơn so với các bạn cùng tuổi là chậm nói hay chậm phát triển? Làm thế nào để đánh giá?-2

2. Bé thực sự chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ phải làm sao?

Dựa vào các mốc tập nói của trẻ ở trên, cha mẹ có thể xác định con có nằm trong diện chậm phát triển ngôn ngữ hay không. Ngoài việc phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể thực hiện thêm ba điểm này để giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp trình độ ngôn ngữ của trẻ cùng giai đoạn.

1. Cha mẹ cải thiện sự phong phú bằng lời nói của trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biểu hiện ngôn ngữ tương tác giữa cha mẹ và bé càng phong phú thì sự phát triển ngôn ngữ của bé càng tốt.

Nếu sự tương tác giữa cha mẹ và con cái chỉ giới hạn trong cuộc sống hàng ngày, và em bé được tiếp xúc với nội dung mới ít, thì sự phát triển ngôn ngữ đương nhiên sẽ không theo kịp.

Trong trường hợp này, bạn có thể mở rộng vốn ngôn ngữ của trẻ bằng cách đọc sách tranh cùng bé; ngâm nga những bài hát phù hợp với lứa tuổi của bé; đi chơi cùng nhau và tiếp xúc với những điều mới mẻ.

2. Cha mẹ cải thiện phản ứng của con

Cha mẹ không được nghĩ con mình không hiểu gì mà bỏ qua việc tương tác ngôn ngữ với con. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em thúc đẩy quá trình nhập từ vựng và phát triển ngôn ngữ của bản thân thông qua các hành vi giao tiếp và cách phát âm khác nhau với cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên cải thiện những điều chú ý chung mà họ trải nghiệm với con cái của họ. Bằng cách này, khả năng tập trung của trẻ có thể được cải thiện, đồng thời có thể hiểu được nhiều từ vựng ngôn ngữ hơn; nó cũng có thể tạo ra ngôn ngữ cơ thể và lời nói có ý nghĩa sớm hơn.

Trẻ nói muộn hơn so với các bạn cùng tuổi là chậm nói hay chậm phát triển? Làm thế nào để đánh giá?-3

3. Cha mẹ nên tôn trọng tính cách của con cái

"Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách và khí chất riêng biệt."

Ví dụ, một số trẻ nghe từ mới và bắt chước ngay lập tức; nhưng một số trẻ thích luyện tập hơn khi ở một mình. Vì vậy, khi cha mẹ tiếp xúc với con cái, nên tôn trọng sự tự nguyện tập luyện của trẻ và khuyến khích, hướng dẫn nhiều hơn.

Cũng tránh làm những điều sau:

- Cười với cách phát âm của trẻ. Trẻ có thể không hiểu bạn đang nói gì, nhưng chúng rất giỏi trong việc phân biệt cảm xúc.

- Liên tục thúc giục khi trẻ ngại nói.

- Bắt trẻ biểu diễn trước đám đông, ngâm thơ, v.v. Trẻ em là những người độc lập với mong muốn và ý tưởng của riêng mình, và cha mẹ nên tôn trọng mong muốn của trẻ.

- Vội vã giúp đỡ khi con bạn đang suy nghĩ về cách nói. Khi trẻ không tìm kiếm sự giúp đỡ, cha mẹ nên yên tâm chờ đợi và cho trẻ không gian để phát triển trí tưởng tượng.

- Phê bình và phạt trẻ nói lắp “tạm thời”. Trong giai đoạn đầu học ngôn ngữ, vốn từ vựng của trẻ chưa đủ, và có thể có hiện tượng lặp từ tạm thời. Cha mẹ đừng quá lo lắng mà phạt con, làm sao để không “đi ngược chiều” khiến con mình sợ hãi trở thành tật nói lắp?

Mỗi hành động của trẻ đều ảnh hưởng đến trái tim của cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng nên tôn trọng hoàn toàn mốc thời gian phát triển của trẻ và dành cho trẻ không gian, động viên, thay vì độc đoán và nghiêm khắc để không gây phản tác dụng.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.