Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự

Những ngày vừa qua, đoạn video cậu bé 13 tuổi ở Phúc Kiến bị kẹt trong thang máy, tìm cách tự cứu mình nhưng lại dẫn đến mất mạng khiến nhiều người đau lòng.

Chiều 3/5/2021, cậu bé cầm ô đi về nhà, bước vào thang máy bấm nút lên tầng 2 nhưng thang máy bất ngờ lên giữa tầng 6 và tầng 7 rồi dừng lại.

Sau khi nhận ra mình bị mắc kẹt, cậu bé đã nhấn liên tiếp nút mở cửa thang máy, nút báo động và nút "gọi khẩn cấp" rồi cố gắng gõ vào cửa thang máy để cầu cứu nhưng không được phản hồi.

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-1

Cậu bé bắt đầu tự cứu mình, dùng một chiếc ô cán dài để cậy giữa cửa ra vào và cửa thang máy tầng 6, tạo ra một lỗ hồng chưa đến nửa mét, sau đó lấy đồ đạc, nằm xuống và chui ra ngoài.

Cậu không biết rằng bên ngoài, giữa hai cánh cửa không phải là chỗ có thể chạm chân đến dễ dàng mà là trục thang máy không đáy.

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-2

Và tai nạn xảy ra...

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-3

Từ khi có con, tôi sợ nhất là nhìn thấy những tin tức kiểu này, đau lòng lắm.

Thảm cảnh này cũng đột nhiên cho tôi một lời cảnh báo: an toàn thang máy, tôi thật sự chưa từng nói cho con mình biết!

Càng đọc nhiều tin tức tương tự, tôi càng toát mồ hôi, đặc biệt là hai hành vi tự giải thoát cho mình có vẻ đúng đắn này lại có thể là thủ phạm dẫn đến tai nạn thương tâm trên.

1. Buộc phải mở cửa thang máy

Loại hành vi này không những không thể thoát khỏi rắc rối mà còn có thể phải trả giá bằng mạng sống của bạn.

Nếu thang máy không dừng ở tầng có thể đứng được, giữa bệ cửa thang máy và bệ cửa ra vào tầng sẽ có khoảng cách lớn. Khi lộ ra khe hở, nếu vội vàng nhảy ra khỏi, bạn sẽ bị rơi xuống hố thang máy.

Điều đáng sợ hơn là việc cố mở cửa thang máy còn có thể khiến thang máy khởi động bất ngờ, dẫn đến nguy cơ tai nạn "xén" cơ thể.

Tai nạn "xén" là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét một thử nghiệm (sử dụng sườn lợn thay vì cơ thể người): Khi đi ra ngoài theo cánh cửa thang máy đang mở, thang máy đột nhiên khởi động. Điều gì sẽ xảy ra?

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-4

Sườn heo sẽ bị cắt gãy ngay lập tức.

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-5

Ngay cả thang máy cũng bị rơi!

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-6

Nếu đây là con người thì khó mà tưởng tượng sẽ thế nào!

2. Thoát khỏi trần thang máy

Bạn có thường thấy những cảnh quay “ngầu” như vậy trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình không?

Nhân vật chính bị mắc kẹt trong thang máy, mở trần thang máy một cách thông minh và thoát ra ngoài một cách dễ dàng...

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-7

Đừng để bị lừa bởi tình tiết này!

Ngay cả khi có lối thoát hiểm trên trần thang máy, bạn cũng đừng cố trèo ra ngoài.

Nếu vô tình ván thoát hiểm bị đóng lại, thang máy sẽ mất thăng bằng, người ở trong trục thang máy tối có thể dễ vấp phải dây cáp, hoặc có thể giẫm phải dầu mỡ dẫn đến trượt chân ngã.

Hành vi tự cứu này là sai lầm, cũng như:

Cố nhảy lên nhảy xuống để nỗ lực chống lại lực tác động khi thang máy đang rơi. Thực tế là do trọng lực nên con người hoàn toàn không thể nhảy lên trong thang máy.

Những hành vi thái quá, chẳng hạn như nhảy xung quanh, đập cửa và đá vào cửa, có khả năng gây ra sự cố lần thứ hai của thang máy.

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-8

3. Chỉ khi làm điều này vào thời điểm quan trọng, chúng ta mới có thể cứu được mạng sống của mình

Đã nói về các phương pháp sai trong trường hợp bị mắc kẹt trong thang máy, chúng ta nên dạy trẻ làm gì?

Bước đầu dạy trẻ nhận biết hai nút này!

Chuông gọi và chuông báo động, chúng trông như thế này:

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-9

Dặn trẻ ấn vào hai chiếc chuông này để yêu cầu trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.

(Nhắc nhở: Đừng bấm nút báo động một cách ngẫu nhiên trong những trường hợp bình thường, nếu không con sẽ bị phạt.)

Bước thứ hai là gọi số bảo trì trên tường của thang máy.

Hoặc 114, sau khi kết nối, hãy nói rõ tầng nơi thang máy đang bị dừng lại.

Bước tiếp theo là giữ bình tĩnh và kiên nhẫn chờ giải cứu.

Nếu không hiệu quả, hãy bình tĩnh và lắng nghe chuyển động bên ngoài, khi có người đi ngang qua, hãy tìm cách thu hút sự chú ý từ bên ngoài như la hét kêu cứu hoặc đập mạnh vào thành thang máy.

Đừng lo lắng về việc bị ngạt thở do thiếu oxy, hầu hết các toa thang máy đều có lỗ thông gió và thiết bị thông gió.

Có một câu hỏi khác: Nếu thang máy đột ngột rơi thì sao?

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-10

Một quản trị viên an toàn thang máy chỉ ra rằng thang máy có thể dừng lại giữa không trung, hoặc tự động chọn tầng xuống dưới, nhưng về cơ bản sẽ không tự rơi. Xác suất xảy ra tương tự như xác suất mua trúng vé số là 1/5 triệu.

Điều này là do thang máy có nhiều bảo hiểm:

1. Dây cáp: Thông thường, thang máy có ít nhất 3 sợi dây thép cứng, mỗi sợi dây bao gồm 100 sợi dây thép nhỏ, khả năng tất cả các sợi dây thép bị đứt là rất nhỏ.

2. Bộ hạn chế tốc độ: khi thang máy chạy quá nhanh, công tắc bộ hạn chế tốc độ sẽ được kích hoạt và thang sẽ dừng lại.

3. Hộp số an toàn: nếu không giảm tốc độ, bộ hạn chế tốc độ sẽ ngay lập tức kích hoạt thiết bị an toàn để buộc xe dừng lại bằng cơ học.

4. Bộ đệm: trong hố thang có một bộ đệm thủy lực, có tác dụng giảm bớt lực quán tính và lực tác động của thang máy khi bị rơi xuống nhanh chóng.

Tuy nhiên, để đề phòng, chúng ta cũng cần cho trẻ biết những hành động tốt nhất để bảo vệ mình.

Từ vụ cậu bé 13 tuổi chết thương tâm khi tìm cách thoát khỏi thang máy gặp nạn: Dạy trẻ những kỹ năng này khi gặp tình huống tương tự-11

Các bước xử trí khi thang máy bị rơi tự do:

1. Bình tĩnh khi gặp sự cố

2. Tìm nguồn sáng: Ánh sáng sẽ giúp dễ tìm thấy những nút bấm trong thang máy hơn, thường là là điện thoại di động.

3. Lập tức ấn tất cả các nút trên bảng điều khiển

4. Không tự ý cạy cửa thang

5. Đảm bảo lượng ôxi cần thiết

Trong trường hợp thiếu ôxi vì quá đông người, có thể sử dụng chìa khóa hay vật cứng tạo giữ một khoảng nhất định ở cửa thang máy để cung cấp đủ oxi cho những người trong thang.

6. Lựa chọn tư thế phù hợp

 Nên nắm chặt tay vịn trong thang hoặc nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâm thang máy; Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất.

 4. Để trẻ có khả năng tự bảo vệ mình, là dành cho trẻ tình yêu thương tốt nhất

Nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và chúng ta không thể bảo vệ con cái của mình 24/24.

Điều duy nhất có thể làm là giáo dục các con ý thức tự lập trong tình huống khấn cấp để trẻ có khả năng tự bảo vệ mình.

Hai bé gái 8 tuổi ở Ôn Châu, Chiết Giang, bị kẹt trong thang máy cách đây hai năm đã có hành động tự cứu theo kiểu sách giáo khoa.

Sau khi phát hiện mình bị mắc kẹt, hai cô gái nhỏ đã nhanh chóng ấn nút thang máy ở từng tầng, ấn nút cầu cứu trong thang máy rồi dùng đồng hồ điện thoại gọi cảnh sát và liên lạc với bố mẹ, sau đó hai em kiên nhẫn chờ đợi người đến giải cứu.

Sau 27 phút, hai cô bé đã được giải thoát thành công.

Từ việc kêu cứu đến được giải cứu, hai cô bé đã phối hợp rất tốt trong suốt quá trình, không hề khóc lóc hay gây chuyện, bình tĩnh và trật tự khiến vô số cư dân mạng tán thưởng.

Tất cả là nhờ sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái, sau này, hai bé gái cho biết do được mẹ thường dạy rất nhiều kiến ​​thức về thang máy.

Việc sợ hãi khi bị kẹt trong thang máy là điều bình thường, nhất là đối với trẻ em, sợ hãi trong môi trường kín và tối là điều không thể tránh khỏi, nhưng càng lo lắng, hoảng sợ thì càng dễ xảy ra tai nạn vô cớ và gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu trẻ còn nhỏ, chúng ta càng cần nhấn mạnh với trẻ: Đừng mù quáng tự giúp mình, hãy kiên nhẫn chờ người đến giải cứu!

Đây là tình yêu tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho con cái của mình.

Theo Châu Bùi - Vietnamnet


tai nạn trẻ em


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.