- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hỏi “lương 6-7 triệu nên ở Sài Gòn tiếp hay về quê?”, chàng trai được dân mạng rọi sáng tâm hồn chỉ bằng một câu nói
Cứ tưởng dân mạng sẽ nhiệt tình chia sẻ ý kiến của mình hòng giúp chàng trai chọn một trong hai con đường, nhưng không, mọi người thậm chí còn “tốt bụng” hơn...
- 'Đàn ông lương tháng 10 triệu mà đòi cưới vợ?' - câu nói của cô gái gây tranh cãi trên mạng xã hội
- "Đàn ông lương tháng 10 triệu mà đòi cưới vợ?" - câu nói của cô gái gây tranh cãi trên mạng xã hội
- Chồng soái ca đẹp trai, lương tháng 20 triệu lại yêu chiều vợ, nhưng chưa đầy 1 năm kết hôn vợ đã nằng nặc đòi ly hôn vì lí do thế này
Cứ tưởng dân mạng sẽ nhiệt tình chia sẻ ý kiến của mình hòng giúp chàng trai chọn một trong hai con đường, nhưng không, mọi người thậm chí còn “tốt bụng” hơn khi “soi sáng tâm hồn” của chàng trai bằng một câu nói quen thuộc.
Sài Gòn từ lâu đã được xem là mảnh đất hoa lệ, tức là vừa có hoa, vừa có lệ, vừa dễ sống nhưng cũng thật khó sống. Chính vì điều này nên không ít người xa xứ đến Sài Gòn sinh sống và làm việc sau một thời gian vì nhiều lý do bỗng dưng đứng trước ngã ba đường, đắn đo giữa quyết định về quê lập nghiệp hay bám trụ lại.
Chẳng hạn như chàng trai nào đó trong câu chuyện dưới đây. Đứng trước hai con đường lựa chọn, chàng ta đã đăng đàn chia sẻ trong một hội nhóm rất lớn trên MXH để hỏi han như sau: “Lương 6-7 triệu có nên ở Sài Gòn hay về quê???”.
Câu hỏi dẫu ngắn nhưng chất chứa quá nhiều ưu tư, muộn phiền của người viết và của nhiều người đang lâm vào tình cảnh tương tự nên sau khi xuất hiện ít lâu đã nhận được kha khá sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Trước sự quan tâm to lớn này, cứ tưởng dân mạng sẽ nhiệt tình chia sẻ ý kiến của mình hòng giúp chàng trai chọn một trong hai con đường, nhưng không, mọi người thậm chí còn “tốt bụng” hơn khi “soi sáng tâm hồn” của chàng trai bằng một câu nói quen thuộc: TIỀN BAO NHIÊU KHÔNG QUAN TRỌNG, QUAN TRỌNG LÀ CÁCH TIÊU XÀI!
“Ngày trước tôi đây lương 7 triệu/tháng không đủ sống, nghĩ phải kiếm thêm nếu muốn trụ lại Sài Gòn. Rồi năm sau thu nhập tăng lên 9 triệu/tháng nào ngờ cũng không đủ, giờ ngoài 12 triệu vẫn không đủ. Đấy thế mới thấy có bao tiền chẳng quan trọng bằng việc mình “biết đủ” và biết cách tiêu đâu”.
“Ôi sống chẳng biết tằn tiện thì bao nhiêu cũng thế, ở Sài Gòn hay về quê cũng đều khổ như nhau. Tóm lại là do cách mình sử dụng tiền mình làm ra thôi, còn trẻ ít ai chịu tiết kiệm nên cứ thế mà đắng lòng dài dài”.
“Quan trọng là bạn ở đâu. Lương thế mà cứ nhè mấy khu trung tâm mà thuê nhà ở thì bảo sao chả khổ, nhiều đứa còn ăn chơi mua sắm liên tục cơ. Chi tiêu hợp lý là không gì không thể, tuổi trẻ cứ bay nhảy đi cho đã rồi nếu có cơ hội thì lập nghiệp tại chỗ, hết đường hẳn về. Quan trọng là phải biết chi tiêu hợp lý và dựa vào việc thiếu thốn ấy làm động lực kiếm tiền. Về quê ăn bám bố mẹ thì sau còn hối hận hơn”.
Trên chỉ là 3 trong số rất nhiều bình luận khuyên nhủ chàng thanh niên nhân vật chính nên biết cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý để có thể sống an toàn ở Sài Gòn.
Lời khuyên của dân mạng không sai, không mới nhưng tiếc rằng chẳng mấy người có thể làm được. Tuy nhiên, khi đã rơi vào nghịch cảnh, bước chân vào một ngõ cụt chỉ có thể quay đầu, mọi người chắc chắn sẽ rất thấm thía câu nói trên.
Dù ở Sài Gòn, hay Hà Nội hay bất kỳ đâu thì tiết kiệm và tiêu xài hợp lý chính là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa tác hại của hòn đá tài chính đang đè nặng trên đầu, phải không nào?
Theo Helino
-
Mạng xã hội10 giờ trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.
-
Mạng xã hội28/10/2024Bị ô tô đỗ chắn cửa hàng và lối ra vào, một số chủ nhà ở Hà Nội đã nghĩ ra chiêu 'dằn mặt' bằng dán giấy nhắc nhở, viết bút dạ vào xe hay để rác quay kín.