- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tràn lan trên MXH thông tin xịt thuốc tạo màu vào hành lá khiến người tiêu dùng khiếp sợ
Xịt thuốc tạo màu vào hành lá đang là câu chuyện khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ trong chuyện ăn uống. Vậy thực hư của hành động này là thế nào?
- Kể khổ bầu 18 tuần chẳng thấy bụng, nhờ mẹ chồng mua đồ tẩm bổ không được, cô gái lại bị chị em mắng te tua
- Đằng sau hình ảnh "chú rể nước mắt thành sông trong ngày cưới" gây sốt mạng là câu chuyện thực như thế này đây...
- Cô gái bị MXH ném đá tơi bời vì bỏ 65 nghìn mua online bánh bông lan trứng muối rồi chê: Tanh tanh lờ lợ, ăn phí mồm!
Xịt thuốc tạo màu vào hành lá đang là câu chuyện khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ trong chuyện ăn uống. Vậy thực hư của hành động này là thế nào?
Xôn xao chuyện xịt thuốc màu vào hành lá khiến nhiều người kinh hãi
Mới đây, mạng xã hội facebook đang được nhiều người truyền tay nhau chia sẻ thông tin hành lá bị xịt thuốc màu. Theo đó, đoạn chia sẻ với lời kêu gọi mọi người hãy thương đồng loại mình, dừng ngày những hành động mang tính hủy hoại cộng đồng. Và trong chia sẻ của bài viết này chính là: Dừng ngay việc xịt thuốc màu vào hành lá.
Theo chia sẻ của bài viết, nếu có bắt buộc sử dụng thuốc xịt màu vào hành lá thì phải đợi hết màu rồi hãy thu hoạch. Chỉ có như vậy mới đảm bảo chúng ta không ăn phải hành lá toàn hóa chất.
Đoạn chia sẻ sau vài giờ đồng hồ đã có rất nhiều lượt like, share. Nhiều bình luận bày tỏ lo lắng không dám ăn hành lá. Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc. Nhiều người lại than vãn chuyện người Việt chỉ biết đầu độc nhau. Vậy có thực hay không chuyện xịt thuốc màu vào hành lá? Ăn hành lá còn nguyên hóa chất bám ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe gì? Và liệu có giải pháp ngăn chặn cũng như phòng tránh nguy hại sức khỏe?
.
Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc.
Xịt thuốc vào hành lá có nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), điều đầu tiên phải nói về chuyện xịt thuốc vào hành lá là rất có thể đây chỉ là thông tin xuyên tạc, ý đồ không tốt dẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân Việt Nam. Trước việc chưa tận tay kiểm nghiệm sản phẩm có dính thuốc, hóa chất… độc hại hay không thì việc chia sẻ thông tin thiếu kiểm chứng này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống của bà con nông dân.
Do đó, chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất. "Thông tin trên mạng xã hội nói chung chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải cứ nghe thấy, nhìn thấy vài ba hình ảnh là chúng ta tin 100%. Có rất nhiều trường hợp xuyên tạc, ý đồ xấu trong hành động này dẫn đến việc hủy hoại cuộc sống của người nông dân. Do đó điều đầu tiên là chúng ta cần tỉnh táo, cẩn trọng, lắng nghe thông tin khách quan thay vì a dua từ một phía", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất.
Theo chuyên gia, nhìn vào những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội này thì rất có thể người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng sunphat để phun vào hành sau đó nhổ lên bán luôn. Tuy nhiên, đồng sunphat thường chỉ sử dụng vào việc trừ nấm, trị xoăn lá ở cà chua. Việc sử dụng để phun tưới hành lá thì hoàn toàn sai, không đúng với loài cây sử dụng.
Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể khiến màu phai trên hành lá bị phai ra như thuốc gốc đồng, Dithane xanh… Nhưng theo như hình ảnh ghi lại, việc phun xong vẫn còn dư lượng quá mức đến nỗi thôi nhiễm ra cả bàn tay thì vô cùng nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, kết hợp cả 2 điều này thì có thể thấy, một người nông dân chuyên trồng hành mà lại xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Hành lá vốn dĩ màu xanh, không ai xịt thêm màu xanh vào làm gì cả. Nếu chuyện xịt vào hành lá đang bị úa để xanh tươi hơn cũng chỉ là phỏng đoán của cá nhân, việc này vẫn phải chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ.
Kết hợp cả 2 điều này thì có thể thấy, một người nông dân chuyên trồng hành mà lại xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt.
Tất nhiên việc ăn hành lá còn nhiễm hóa chất cũng như bất cứ thực phẩm nào nhiễm hóa chất cũng có thể dẫn đến tích độc, lâu dần thành những bệnh mãn tính như ung thư. Câu chuyện xịt thuốc màu vào hành lá góp phần vào lo ngại tiêu thụ thực phẩm bẩn – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt các căn bệnh mãn tính nguy hiểm khiến nhiều người hiện nay vô cùng kinh hãi.
Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên tỉnh táo, không nên tin thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, chính quyền địa phương nên quản lý chặt chẽ việc nuôi trồng của bà con, áp dụng đúng các quy tắc trong trồng trọt, đảm bảo đúng bệnh, đùng thuốc, đúng lúc, đúng thời gian cách ly… để có sản phẩm tốt nhất, tiết kiệm chi phí nuôi trồng và tăng lợi nhuận buôn bán.
Theo Helino
-
Mạng xã hội3 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.