- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bão giá" khiến cặp vợ chồng Hà Nội kiếm 50 triệu/tháng chỉ đủ tiêu, nếu thu nhập giảm là không tích cóp nổi
Dù có thu nhập cao nhưng chị Uyên thừa nhận hai vợ chồng cũng đang phải chịu sự tác động lớn của bão giá. Nếu thu nhập giảm xuống, việc tiết kiệm bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bão giá đang là cụm từ được các chị em thảo luận với nhau sôi nổi nhất trên các diễn đàn. Bởi lẽ, bão giá khiến chi tiêu của gia đình tăng lên 1 cách chóng mặt. Trong khi đó, lương vẫn thế, nhu cầu tiêu dùng hàng tháng giữ nguyên nên bài toán cân đối làm sao cho hợp lý được mang ra "mổ xẻ" rất nhiều.
Ngó bảng chi tiêu 10 triệu/tháng cho gia đình 4 người ở Hải Phòng, nhiều chị em phải "phục sát đất"
Tự nhận gia đình mình đang gặp ảnh hưởng của bão giá rất nhiều, chị Uyên (hiện đang sống tại Long Biên, Hà Nội) thở dài khi 1 tháng qua kiểm đếm lại các khoản chi tiêu trong gia đình thấy tăng lên gấp đôi. Dù mỗi ngày xách làn đi chợ, đổ xăng đều đã dự liệu trước nhưng tới khi tổng kết lại vẫn "1 phen hú hồn" vì ảnh hưởng của nó đến tài chính của gia đình là quá lớn.
"Gia đình mình có 3 người bao gồm hai vợ chồng và 1 con nhỏ. Bé trai nhà mình đang học Tiểu học. Ngoài ra, mình còn nuôi thêm 1 bé mèo, có 1 chiếc xe hơi đi làm hàng ngày vì công ty của hai vợ chồng khá xa, cách nhà tới 50 cây cả đi và về. Còn di chuyển gần nhà từ 5-7 cây thì vợ chồng mình dùng chung 1 chiếc xe máy", chị Uyên chia sẻ.
Chị Uyên (hiện đang sống tại Long Biên, Hà Nội) qua kiểm đếm lại các khoản chi tiêu trong 1 tháng của gia đình đã thấy tăng lên gấp đôi vì bão giá. Ảnh: NVCC.
Bão giá ảnh hưởng nặng nề tới chuyện chi tiêu
Vì đặc thù công việc và công ty cũng cách xa nhà nên bữa cơm của gia đình chị Uyên chỉ đủ thành viên nhất vào buổi tối. Còn lại bữa sáng và trưa hai vợ chồng sẽ ăn ngoài. Chi phí cho việc này vợ chồng chị tốn 6 triệu/2 người. "Ngoài 6 triệu hai vợ chồng chi tiêu cho bữa sáng và trưa, thì với bữa tối gia đình mình đi chợ hết khoảng 300k/bữa, tổng 1 tháng hết 9 triệu nữa".
Kể đến tiền xăng xe di chuyển của gia đình cũng là 1 áp lực. Nếu lúc trước bão giá, việc di chuyển ô tô mỗi tháng chỉ hết 2 triệu tiền xăng thì hiện tại đã tăng lên 4 triệu. Phí gửi xe ở tòa nhà, trước là 1 triệu đồng nay đã tăng lên 1,8 triệu đồng. Tiền xăng đổ cho xe máy lúc trước hết 300k/tháng thì nay hết 720k/tháng. Hai vợ chồng chị Uyên cũng trao đổi với nhau về cách khắc phục, thậm chí nghĩ tới việc bán xe ô tô để sử dụng xe máy cho tiết kiệm.
Chi phí cho bữa cơm gia đình và xăng xe tăng lên đáng kể từ ngày "bão giá" ập tới. Ảnh: NVCC.
Với chi phí cho con trai, bé sẽ tự ăn trưa ở nhà bằng cách đặt đồ ăn qua app online, mỗi tháng budget anh chị đưa cho bé để tiêu là 2 triệu. Trước bão giá, thì số tiền này là đủ, thậm chí có tháng còn thừa ra vài trăm nghìn. Số tiền dư chị Uyên dùng để mua bánh kẹo và đồ chơi cho bé.
Nhưng bão giá ập đến hai mẹ con thấy ngay tình trạng đặt bữa trưa tăng lên đáng kể. Bởi thêm tiền ship, tiền phụ phí khiến mỗi suất ăn tăng từ 10k - 15k. "Lúc trước 50k/suất ăn đầy đặn là bé no nhưng giờ phải 60k - 70k/suất. Dù áp mã giảm giá cũng vẫn thấy tăng thêm từ 8k đến 15k/suất". Cộng thêm tiền học của bé là 4 triệu/tháng, thì tổng chi phí hết 6 triệu/tháng.
"Bé nhà mình sức ăn tốt, trộm vía không ốm đau nên vợ chồng mình không tốn tiền thuốc men. Chúng mình cũng rèn cho con tính cách không được đòi hỏi, không cho sử dụng tiền hay ăn vạ để mua đồ. Nên mỗi tháng chi phí cho con luôn cố định như vậy", chị Uyên chia sẻ.
Gia đình chị Uyên còn nuôi thêm 1 chú mèo. Mỗi tháng hết 8kg hạt, chi phí từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng. Trước bão giá, rủng rỉnh chi tiêu chị Uyên còn đầu tư cho mèo của gia đình ra các cửa hàng chăm sóc, spa nhưng hiện tại thì mọi chi phí lên quan này đều được cắt giảm.
Ngoài ra, vợ chồng chị Uyên còn dành 3 triệu mỗi tháng tới phòng tập gym, tiền thuốc men hết 2,8 triệu, shopping mua quần áo và mỹ phẩm làm đẹp hết 3 triệu nữa.
Thu nhập cao nhưng đứng trước bão giá vẫn "chật vật"
Chị Uyên hiện đang làm cho một công ty truyền thông, kiêm 2 công việc phụ bên ngoài, mỗi tháng thu nhập dao động từ 22 triệu đến 27 triệu. Chồng của chị Uyên hiện đang làm cho 1 đơn vị nhà nước, mỗi tháng thu nhập từ 25 triệu đến 30 triệu đồng. Tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 50 triệu.
Mức thu nhập của gia đình chị Uyên không quá cao nhưng cũng thuộc dạng khá giả nếu so sánh với nhiều cặp vợ chồng trẻ đang sống tại Hà Nội. Thế nhưng, chị Uyên phải thừa nhận, trước bão giá còn để dư ra được mỗi tháng 10 triệu, còn hiện tại chỉ đủ chi phí cho cuộc sống hoặc nếu để dư được cũng sụt giảm ít hơn. Giả sử nếu bị giảm thu nhập vì ốm đau hay lý do khác, gia đình chị chắc sẽ còn rơi vào cảnh lao đao.
"Mình phải thừa nhận bản thân không phải người "bóp mồm bóp miệng" hay tằn tiện trong chi tiêu để tiết kiệm. Bởi mình và chồng đều đề cao chất lượng cuộc sống. Thay vì cắt giảm thật nhiều thì chúng mình sẽ nghĩ tới phương án kiếm nhiều tiền hơn", chị Uyên chia sẻ.
Tổng chi phí 1 tháng của gia đình chị Uyên hết gần 43 triệu. Nhưng thay vì cắt giảm thật nhiều thì hai vợ chồng sẽ nghĩ tới phương án kiếm nhiều tiền hơn.
Vợ chồng trẻ với cách quản lý tiền: Ai giỏi sẽ là "tay hòm chìa khóa"
Có một bất ngờ khá thú vị là việc chi tiêu trong nhà, quản lý tài chính không phải do chị Uyên mà là do 1 tay chồng của chị quán xuyến. Bởi chị Uyên không thích cầm tiền trong gia đình. Chị chỉ giỏi trong việc tiêu và kiếm tiền nhưng lại không giỏi trong khoản gom góp, quản lý để thành 1 khoản tiền to.
"Chính vì thế, việc quản lý tiền trong gia đình, chồng mình sẽ là người phụ trách. Anh ấy áp dụng cách đặt budget cho 3 - 6 tháng từng khoản mục chi tiêu cụ thể. Cách quản lý này mình đánh giá là khá hiệu quả, bởi tính từ thời điểm cuối năm ngoái đến đầu năm nay lúc chưa có bão giá, chồng mình đã nhét vào sổ tiết kiệm được 100 triệu.
Ngoài ra, dù mình không đồng ý nhưng anh vẫn thích mua những chiếc đồng hồ hiệu khá đắt bằng các khoản tiền dành dụm được của gia đình. Sau 1 thời gian bán đi thấy cũng có lãi. Thế là mình nhận ra, đây là khoản tiền anh dùng để đầu tư tích lũy, dù mua về dùng và chơi để thỏa mãn sở thích cá nhân nhưng thực chất cũng kinh doanh và có lời", chị Uyên chia sẻ.
Cặp vợ chồng trẻ này cũng thống nhất quan điểm người nào giỏi hơn thì sẽ là "tay hòm chìa khóa" để tối ưu nhất nguồn tiền của gia đình. Đặc biệt, thói quen sẽ không động vào tiền đã tiết kiệm. Nếu có tháng tiêu thiếu, sẽ chọn cách đi vay. Khi nào có sẽ trả để không ảnh hưởng tới số tiền đã tích cóp.
Bài viết ghi lại theo lời chia sẻ của nhân vật.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Mua sắm10 giờ trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm14 giờ trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm15 giờ trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm17 giờ trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm19 giờ trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm22 giờ trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
-
Mua sắm22 giờ trướcGiá vàng hôm nay 21/11/2024 trên thị trường quốc tế hồi phục và tăng mạnh sau khi chịu áp lực chốt lời và một đồng USD mạnh. Vàng miếng SJC tăng thêm 2,7 triệu đồng sau 3 ngày, trong khi nhẫn trơn tăng hơn 3 triệu.
-
Mua sắm1 ngày trướcMỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.
-
Mua sắm1 ngày trước“Có những ngày cứ 5 phút tôi lại vào xem giá vàng một lần xem giảm hay tăng. Từ lúc mua đến giờ, mỗi lượng vàng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 7 triệu đồng nhưng vẫn không biết nên tiếp tục gồng lỗ hay mang bán để cắt lỗ cho nhẹ đầu”.
-
Mua sắm1 ngày trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm1 ngày trướcCổ phiếu châu Á thận trọng khi các nhà đầu tư hướng đến kết quả thu nhập từ Nvidia - công ty được ưa chuộng trong lĩnh vực AI. Đồng USD giảm bớt trong khi giá vàng trở lại đà tăng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/11) được dự báo tiếp tục giảm nhẹ theo xu hướng của giá thế giới.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (20/11), giá vàng trong nước đồng loạt tiếp tục tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng. Giá USD trên thị trường cũng tăng cao.
-
Mua sắm1 ngày trướcTrên chợ online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, một số đầu mối đang rao tôm hùm với giá chỉ 39.000 đồng/con khiến nhiều người giật mình vì quá rẻ.