Biến vốn gửi ngắn hạn thành dài hạn

Hoạt động huy độngvốn đang cónhiều thay đổi, trong đó ngân hàng (NH) khuyến khích người dân gửi dàihạn nhưnglại thoải mái cho rút trước hạn.

Hoạt động huy động vốn đang cónhiều thay đổi, trong đó ngân hàng (NH) khuyến khích người dân gửi dài hạn nhưnglại thoải mái cho rút trước hạn.Thật ra đây chỉ là cách để NH biến vốn huy độngngắn hạn thành dài hạn để được cho vay theo lãi suất thỏa thuận.

Vui vẻ cho rút trước hạn

Chị K. (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) địnhgửi tiết kiệm ba tháng tại NH quy mô lớn ở TP.HCM. Lãi suất cao nhất là10,499%/năm hầu hết rơi vào các kỳ hạn gửi 36 tháng, ngắn thì cũng 378 ngày (13tháng). Chị K. “chấm” lãi suất 10,499%/năm nhưng không thích gửi đến 36 tháng.Nhân viên NH tư vấn kỳ hạn gửi không phải là vấn đề gì to tát. Cứ gửi 36 thángrồi chọn luôn kỳ hạn muốn rút trước hạn, có thể là một, hai hoặc ba tháng....

Trên cơ sở này, trong thời gian36 tháng, nếu rút trước hạn theo đúng định kỳ đã chọn thì NH trả đủ lãi. Ví dụnếu gửi 36 tháng và chọn định kỳ rút vốn trước hạn là sau mỗi ba tháng, chị K.được hưởng đủ lãi suất nếu rút vốn trước hạn vào các định kỳ 3, 6, 9, 12 thángkể từ khi gửi...

Cũng có NH cam kết nếu gửi 36tháng nhưng rút trước hạn thì được trả một phần lãi suất cho thời gian thực gửi.Nói là trả một phần nhưng gần như trả hết.

Hầu hết các NH đều đã vắt óc vàđã thành công khi thiết kế sản phẩm huy động để biến vốn ngắn hạn thành vốn gửidài hạn. Các sản phẩm này đạt được hai yêu cầu là làm vừa lòng người gửi tiền vàthể hiện trên sổ sách đó là vốn huy động trung - dài hạn. Nhờ vậy, gần đây trênsổ sách, lượng tiền gửi trung - dài hạn tại các NH tăng mạnh nhưng trên thực tếngười gửi tiền chỉ gửi ngắn hạn vì họ có thể rút bất kỳ khi nào cần.

Biến vốn gửi ngắn hạn thành dài hạn

Cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã buộc các ngân hàng phải lắt léo khi huy động và cho vay (Ảnh: Thanh Đạm)

Một phó tổng giám đốc NH quy môlớn ở TP.HCM cho biết có đến 70% vốn huy động là gửi theo chương trình lãi suấtthả nổi 36 tháng, nhờ vậy vốn trung - dài hạn trong nguồn vốn của NH có tăng.Nhưng ông cũng thừa nhận thực tế người dân chỉ gửi 1-3 tháng. Trên sổ sách họgửi 36 tháng nhưng có quyền rút ra sau 1, 2, 3... tháng và NH vẫn trả đủ lãi đãcam kết cho thời gian thực gửi. Có thêm được vốn trung - dài hạn, NH mới có thểcho vay theo lãi suất thỏa thuận.

Bắt buộc phải lắt léo

Khi đề cập về nguồn vốn trung -dài hạn, nhiều NH nói thật ra đó chỉ là cách lách để có thể áp dụng lãi suất chovay thỏa thuận.

Vì vậy, tại cuộc họp Hiệp hội NHmới đây, một số NH đã kiến nghị NH Nhà nước nên có quy định rõ ràng về việc chophép rút vốn trước hạn, nếu không sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Nhưngnhiều NH cho rằng NH Nhà nước không thể can thiệp vào việc này vì đây là thỏathuận giữa NH và người gửi tiền.

Theo thông lệ quốc tế, NH sẽ gắtgao, thậm chí không trả lãi cho người gửi tiền nếu rút trước hạn. Tuy nhiên tạiVN, do tập quán nên NH không thể áp dụng quy định này mà vẫn linh hoạt cho ngườigửi tiền rút trước hạn và thanh toán đủ lãi suất theo thỏa thuận. Các NH cũngcho rằng việc biến ngắn thành dài này là có thỏa thuận giữa người gửi và NH, vềphía người gửi được lợi hơn nên họ hưởng ứng.

Tuy nhiên, nhiều NH nói rằng cựcchẳng đã họ mới phải biến tiền gửi ngắn hạn thành dài hạn. Họ cũng thừa nhậnkhông chỉ với huy động vốn, họ còn phải biến các hợp đồng vay ngắn hạn thành hợpđồng vay trung - dài hạn để được áp dụng lãi suất thỏa thuận 15-18% thay vì phảitheo trần lãi suất chỉ có 12%/năm.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phầntại Q.1, TP.HCM khẳng định việc lắt léo được xem là sống còn vì chỉ có thế NHmới có thể cho vay theo lãi suất thỏa thuận, thu đủ chi phí, đảm bảo có lãi.Nhiều NH còn nhận định tình trạng lắt léo trong huy động vốn mới chỉ là khởiđầu, nếu cơ chế lãi suất này còn được duy trì sẽ còn những chuyện không tưởngxảy ra. Có thể đến lúc nào đó 100% vốn huy động tại NH sẽ là vốn trung - dàihạn.

Lộ trình dẫn đến lắt léo

- Trước tháng 6-2008, NH được cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Do có cạnh tranh nên lãi suất cho vay luôn ở mức thấp.

- Từ tháng 6-2008, NH Nhà nước áp dụng trở lại trần lãi suất cho vay, lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản do NH Nhà nước công bố hằng tháng.

- Cuối năm 2008, Chính phủ đã mở chủ trương cho NH áp dụng trở lại lãi suất thỏa thuận khi cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, sau đó trần lãi suất cho vay ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn đến tắc vốn.

- Cuối tháng 2-2010 theo chỉ đạo từ Chính phủ, NH Nhà nước hướng dẫn áp dụng lãi suất thỏa thuận thêm với trường hợp cho vay vốn trung - dài hạn. Cho vay ngắn hạn vẫn phải theo trần lãi suất, từ đó đã dẫn đến tình trạng lắt léo tại các NH.

- Tháng 3-2010, Chính phủ có nghị quyết áp dụng lãi suất thỏa thuận cho cả vốn ngắn hạn nếu việc sử dụng vốn có hiệu quả, nhưng đến nay NH Nhà nước chưa hướng dẫn.

TheoTrung Sơn - A.Hồng
Biến vốn gửi ngắn hạn thành dài hạn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.