Bức tranh đầy đủ về kinh tế thương mại Việt Nam và EU

Đánh giá ban đầu của báo cáo mô tả Việt Nam đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng kinh tế mà những tác động tiêu cực của nó, cho dù đã được giảm nhẹ phần nào bởi các biện pháp thích hợp của chính phủ, sẽ vẫn tiếp tục được cảm nhận trong năm 2010.

Ngày 7.7 tại Hà Nội, Liên minh châu Âu (EU)công bố Báo cáo của các tham tán kinh tế thương mại Liên minh châu Âu 2010hay còn gọi là Sách xanh 2010. Theo ông Sean Doyle, Đại sứ - trưởng pháiđoàn EU tại Việt Nam, ấn phẩm này là bức tranh đầy đủ về tình hình kinh tế -thương mại mà đặc biệt là quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.

Đánh giá ban đầu của báo cáo môtả Việt Nam đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng kinh tế mà những tácđộng tiêu cực của nó, cho dù đã được giảm nhẹ phần nào bởi các biện pháp thíchhợp của chính phủ, sẽ vẫn tiếp tục được cảm nhận trong năm 2010.

“Trong bối cảnh của các khủnghoảng kinh tế và sụt giảm thương mại trên thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Namvẫn được duy trì và hoạt động xuất khẩu, cho dù bị sụt giảm, vẫn duy trì ở mứccao hơn mức trung bình trong khu vực do chính phủ đã có những biện pháp chínhsách mạnh dạn,” ông Sean Doyle phát biểu.

Bức tranh đầy đủ về kinh tế thương mại Việt Nam và EU
Làm hàng gỗ xuất khẩu sang châu Âu tại công ty CP gỗ Đức Thành (TP.HCM). Theo nhận định của phái đoàn EU tại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn mức trung bình của khu vực (Ảnh: TTXVN)

So với các đối tác khác thì quanhệ thương mại với EU của Việt Nam trong năm 2009 chỉ chịu ảnh hưởng ở mức trungbình với xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 14,4% và nhập khẩu tăng 2,2%. Báocáo của các tham tán kinh tế thương mại đánh giá sự vững mạnh trong quan hệthương mại giữa EU và Việt Nam. Điều đó thể hiện qua con số 20,4% các sản phẩmsản xuất tại Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường này trong năm 2009.

EU theo sát Mỹ là thị trường nướcngoài lớn thứ hai đối với các sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt hai mặt hàng giàyda và thủy sản của Việt Nam, EU tiếp tục là một trong những thị trường nướcngoài quan trọng với giá trị nhập khẩu giày da đạt 1,9 tỉ USD và thủy sản đạt1,1 tỉ USD. Việt Nam cũng tiếp tục hưởng thặng dư thương mại trị giá 3,77 tỉEuro trong quan hệ thương mại hai chiều với EU.

Bức tranh đầy đủ về kinh tế thương mại Việt Nam và EU

Bên cạnh những con số khả quantrên, báo cáo cũng chỉ ra nhiều yếu kém của nền kinh tế được bộc lộ trong cuộckhủng hoảng và sự cần thiết cho việc tái cơ cấu một cách mau lẹ, đặc biệt đốivới các doanh nghiệp nhà nước, để có thể mang đến sự tăng trưởng bền vững vàtính cạnh tranh được gia tăng.

Những phân tích nhấn mạnh thâmhụt ngân sách quốc gia, sự quay trở lại của lạm phát và thâm hụt thương mại ngàycàng nới rộng là những thách thức mà VIệt Nam phải đối mặt trong năm 2009 và còntiếp tục phải giải quyết trong năm 2010.

Báo cáo cũng bày tỏ sự đồng tìnhvới một số phân tích khác rằng Việt Nam đã lỡ cơ hội tái cơ cấu khu vực công củamình. Vì thế khu vực này phải tiếp tục chứng kiến sự suy giảm của sản xuất, giảmsút xuất khẩu và tạo ra được ít việc làm hơn so với các công ty tư nhân và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2009.

Theo ngài Sean Doyle, các biệnpháp kích thích là cần thiết để duy trì tăng trưởng nhưng tình hình đã đi hơiquá đà khi các doanh nghiệp nhà nước kém sức cạnh tranh nhận được quá nhiều ưuđãi và tạo ra áp lực lạm phát cho năm 2010 và kể cả sau đó.

Trao đổi với báo chí ngày 7.7, ông Sean Doyle cho biết việc áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng xe đạp của Việt Nam tại thị trường EU sẽ được bãi bỏ trong tháng 7 này. Ngoài ra, theo ông cần nhìn nhận thực tế là xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang EU vẫn rất lớn. Việc áp thuế chống bán phá giá chỉ thực hiện với một số mã hàng rất nhỏ mà thôi.

Ngoài ra, Sách xanh 2010 cũngnhấn mạnh rằng việc thiếu chuỗi cung cấp nội địa vẫn còn là một thử thách lớntrong việc kiềm chế thâm hụt thương mại và nhiều vấn đề liên quan. Bằng chứng làViệt Nam đã phải nhập khẩu số lượng lớn máy móc và nguyên liệu thô, chiếm khoảng90% tổng sản phẩm hàng nhập khẩu.

“Bản báo cáo này nhằm đưa ranhững phân tích khách quan nhất về những vấn đề mà chính phủ và các doanh nghiệpViệt Nam cần phải thực hiện trong năm 2010,” ông Sean Doyle nói. “Tuy nhiên,chúng ta vẫn bắt gặp nhiều tín hiệu tốt trong quan hệ thương mại Việt Nam và EU.Đó cũng là những tín hiệu tích cực cho sự phát triển của kinh tế thương mại ViệtNam”.

Theo X.Thi
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.