"Bức tranh kinh tế không tối như mọi người nghĩ"

Tại cuộcđọa đàm “Tình hình KT vĩ mô và chính sách tiền tệ năm 2011” do Hiệp hộihàng tiêu dùng tổ chức ngày 252, các chuyên gia tài chính của Ủy ban Giám sáttài chính Quốc gia đã đưa ra những thông điệp về bức tranh được cho là “khôngđến nỗi” như nhiều người nghĩ.

Tại cuộcđọa đàm “Tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ năm 2011” do Hiệp hộihàng tiêu dùng tổ chức ngày 25/2, các chuyên gia tài chính của Ủy ban Giám sáttài chính Quốc gia đã đưa ra những thông điệp về bức tranh được cho là “khôngđến nỗi” như nhiều người nghĩ.

Cán cânthanh toán ngoại tệ luôn thặng dư

Tại buổi tọa đàm,ông Lê Đức Thúy  khẳng định: “Những biện pháp về ổn định kinh tế vĩ mô và kiềmchế lạm phát của Chính phủ được đưa ra đã có một nền tảng kinh tế vĩ mô tốt hơncác đánh giá được đưa ra trước đó.”

Ông Thúy dẫnchứng, năm 2009, bội chi ngân sách là 9% GDP và đến năm 2010 con số ày chỉ cònlà 6% GDP, trong khi đó các khoản chi tiêu ngân sách vẫn không bị cắt giảm quámức.

Chúng ta nóirằng, VND mất giá, ngoại tệ liên tục lên giá do cung không đáp ứng đủ cầu. Tuynhiên, theo số liệu mà Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp thì trong vòng 5 nămqua, cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam cơ bản vẫn luôn thặng dư. Songchúng ta lại đưa ra những con số mà theo tính toán tổng thể lâu nay của chúng tathì cán cân thanh toán lại thâm hụt, nguyên nhân vẫn được xác định là do nhậpsiêu.

Ông Thúy thừanhận, đúng là nhập siêu có tăng lên qua các năm, còn thâm hụt tài khoản cán cânvãng lai thì giảm dần - từ năm 2008 thâm hụt 9 tỷ USD, đến năm 2010 xuống còn5,8 tỷ USD.

Theo ông Thúy,nếu nhìn nhận thâm hụt vãng lai như một chỉ số đáng quan ngại về sự lành mạnhcủa cán cân thanh toán thì mức thâm hụt đó lên đến khoảng trên 10% GDP mới đánglo ngại. Nhưng năm 2010, mức thâm hụt này ở Việt Nam vào khoảng 5% GDP, xét vềcả tuyệt đối lẫn tương đối là tương đối lành mạnh.

Tuy nhiên, điềuquan trọng nhất là việc tính toán dòng tiền vào không chỉ bù đắp được thâm hụtvãng lai đó mà nó còn thặng dư, hay nói một cách khác là số tiền ngoại tệ đangtồn tại ở Việt Nam còn nhiều hơn cả số tiền ngoại tệ “chạy” ra ngoài.

Về vấn đề dự trữngoại hối, mặc dù không công bố con số cụ thể nhưng theo ước tính hiện nay dựtrữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn khoảng một nửa so với năm 2007. Mặc dù có kémhơn so với trước đó, nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực diễn ra năm 1997thì dự trữ ngoại hối của nước ta chưa được 1 tỷ USD.

Mặc dù vậy, ôngThúy cũng không tránh khỏi băn khoăn, giới đầu tư, dân chúng đặc biệt là nướcngoài nhìn nhận tình hình Việt Nam quá bi quan, họ đánh giá tiêu cực hơn mứcthực tế. Chính vì vậy, lãi suất cho vay bằng đồng USD của Việt Nam hiện khoảng8%, huy động là 5%, trong khi lãi suất USD chuẩn cho hầu hết các thị trường liênngân hàng trên thế giới cũng chỉ có hơn 1%.

Chênh lệch rấtlớn nhưng vốn ngoại lại không đổ vào Việt Nam, vì họ chưa tin tưởng vào thịtrường của chúng ta.

"Bức tranh kinh tế không tối như mọi người nghĩ"
(Ảnh minh họa: tintuc.xalo.vn)

CPI sẽdưới 10%

Cũng tại buổi tọađàm, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ nghiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia chorằng, theo dự kiến của Ủy ban Giám sát CPI năm nay sẽ dưới 10% chứ không lên caonhư năm ngoái.

Ông Nghĩa lýgiải: Theo tính toán, đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua đã làm cho CPI cả năm tăngthêm khoảng 1,1%, xăng tăng thêm 0,54%, giá điện tăng 0,71%. Như vậy cộng lạiCPI có thể tăng thêm 2,5%.

Lạm phát năm nayphụ thuộc nhiều vào cung tiền. Chính phủ quyết tâm hạ tổng phương tiện thanhtoán năm 2010 từ 28% xuống 20% năm 2011, tín dụng cũng đưa từ 30% năm 2010 xuống20% năm nay, như vậy giảm tổng cầu một cách mạnh mẽ, điều này có thể làm giảmlạm phát.

“Cộng 3 yếu tốtăng giá đầu vào, giảm giá nông sản, giảm cung tiền, nên chúng tôi dự đoán lạmphát năm nay chỉ ở khoảng 9%,” ông Nghĩa nhấn mạnh.

Lãi suấtsẽ giảm vào cuối năm

Cả ông Thúy vàông Nghĩa đều khẳng định, lãi suất sẽ giảm vào cuối năm nay.

Theo ông Nghĩa,Chính phủ rút kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ năm ngoái, đầu năm thìthắt chặt, quý II và III lại nới lỏng, đến quý IV lại thắt chặt. Mà chống lạmphát không kiên trì là không được vì lạm phát có tính tâm lý, muốn đè bẹp đượctâm lý thì chính sách phải kiên trì, kiên quyết, tạo lập lại lòng tin của nhândân.

“Năm nay Chínhphủ sẽ phải kiên trì đến cuối năm với chính sách thắt chặt, như vậy từ quý 3 trởđi lạm phát có thể  giảm, đây là cơ hội để giảm lãi suất,” ông Nghĩa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theocác chuyên gia, lãi suất cũng có cơ hội khác để giảm. Đó là, năm nay Chính phủsẽ giảm mạnh đầu tư công.

Năm 2010 chúng taphát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu của Ngân hàngPhát triển lên đến hơn 100.000 tỷ đồng, năm nay con số đó chỉ vào khoảng mộtnửa. Năm nay Chính phủ cũng dự kiến sẽ chuyển mạnh vốn từ khu vực công sang khuvực tư khiến vốn trên thị trường ở khu vực tư có thể dồi dào hơn vào những quýcuối cùng của năm nay.

"Một yếu tố khácnữa là năm ngoái chúng ta dùng nhiều tiền vào công trình và dùng đảo nợ từ góikích thích kinh tế lớn nên năm nay có cơ hội giảm lãi suất. Nếu năm nay chưagiảm thì năm sau có thể giảm mạnh hơn nếu chúng ta kiên trì chống lạm phát," ôngNghĩa nói.

Tại cuộc tọa đàm,một số doanh nghiệp cũng băn khoăn, với tình hình đang diễn ra như hiện nay cácdoanh nghiệp sẽ gặp khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. Các chuyên gia lưu ý doanhnghiệp, với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm sản xuấtxuống để duy trì thấp nhất chi phí khấu hao, lúc này không nên mở rộng sản xuất,tăng quy mô. Doanh nghiệp nên lấy điểm hòa vốn làm trọng tâm để điều chỉnh.

Các chuyên gianhấn mạnh, về những giải pháp thực hiện có thể là sẽ rất khác nhau nhưng nếuđiều hành một cách linh hoạt và khôn khéo thì với những quyết sách mà Chính phủđã ban hành, cùng với những nền tảng vĩ mô mà chúng ta đang và sẽ có thì chúngta có thể đưa tình hình vĩ mô trở lại ổn định trong ngắn hạn. Từ đó, có nhữngchính sách và cơ chế đầu tư thích hợp hơn cho những bước phát triển xa hơn.

Theo Minh Thúy
TTXVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.