Cam Vinh dưới 50.000 đồng/kg là hàng Trung Quốc

Một tiểu thương chợ Long Biên khẳng định: “Cam Vinh “xịn” mua tại vườn đã có giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg tùy loại. Tính phí vận chuyển, bốc vác, bến bãi… khi tới tay người tiêu dùng thì làm gì có giá ấy. Nếu mua “cam Vinh” giá dưới 50.000 đồng/kg thì chỉ ăn cam Trung Quốc thôi”.

Một tiểu thương chợ Long Biên khẳng định: “Cam Vinh “xịn” mua tại vườn đã có giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg tùy loại. Tính phí vận chuyển, bốc vác, bến bãi… khi tới tay người tiêu dùng thì làm gì có giá ấy. Nếu mua “cam Vinh” giá dưới 50.000 đồng/kg thì chỉ ăn cam Trung Quốc thôi”.

Những tháng gần cuối năm, khi vụ thu hoạch cam đang vào mùa, mặt hàng này xuất hiện ngày càng rầm rộ trên thị trường. Chợ Long Biên, chợ đầu mối hoa quả của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc những ngày qua tràn ngập mặt hàng cam với đủ chủng loại, mẫu mã.

Ghi nhận của PV, riêng cam có tới 4 loại được tiểu thương tại đây giới thiệu. Đầu tiên là cam Vinh, rồi cam Canh, cam Cao Phong, cuối cùng là cam sành Sài Gòn.

Được biết, trung bình một ngày có tới hàng chục xe tải chở cam loại trên 3 tấn tập kết tại đây. Cam từ chợ đầu mối này phân phối không riêng thị trường Hà Nội mà một số tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang…


Cam-vinh, cho, Long-Bien, Ha-Noi, cam-Trung-Quoc, cam-sanh, gia-ca, hàng-Tàu, hóa-chất
Cam Vinh đổ đống tại chợ Long Biên.

Ở thời điểm hiện tại, tại chợ Long Biên mỗi thùng cam loại nhỏ từ 7 - 8 kg có giá 130.000 đồng/thùng. Loại thùng lớn khoảng 11 - 12 kg có giá 170.000 đồng/thùng. Như vậy, giá mỗi kg cam được các tiểu thương nhập của lái buôn dao động từ 15.000 – 18.000 đồng/kg.

Tự giới thiệu mặt hàng của mình là cam Vinh chính gốc, một tiểu thương bán lẻ tại chợ Long Biên cho biết một kg cam Vinh có giá 50.000 đồng. Tuy nhiên, trả lời cho thắc mắc của khách mua về sự chênh lệch giá quá cao giữa giá bán buôn và bán lẻ ngay trên một địa điểm, tiểu thương này khẳng định: “Cam Vinh “xịn” mua tại vườn đã có giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg tùy loại. Tính phí vận chuyển, bốc vác, bến bãi… khi tới tay người tiêu dùng thì làm gì có giá ấy. Nếu mua “cam Vinh” giá dưới 50.000 đồng/kg thì chỉ ăn cam Trung Quốc thôi”.

Theo đó, tiểu thương này “mách nước”: “Muốn mua cam Vinh “xịn” thì đừng có ham đẹp mã. Cam mình không thể bằng hàng Trung Quốc được, vì thế da không bóng mà thường bị rám do quá trình phun thuốc trừ nhện châm quả. Hơn nữa, cam Vinh mình quả tròn, thau tháu bằng nắm đấm tay, da xanh vàng chứ màu không vàng nguyên”.

Bên cạnh giống cam Vinh nổi tiếng thì cam Canh cũng là một đặc sản nổi tiếng lâu đời nước ta. Đây là một loại quả có thâm canh mấy chục năm trên đất Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội). Thời gian gần đây, người nông dân đang hối hả vào mùa thu hoạch cam. Được biết, năm nay cam Canh được mùa, được giá. Thương lái đến tận vườn thu mua với giá dao động từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, đầu mùa có thời điểm lên tới 32.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV tại chợ Long Biên, loại cam được giới thiệu là "cam Canh" lại có giá khá rẻ, loại 1 giá buôn khoảng 18.000 đồng/kg, loại hai xấu mã hơn, chỉ 12.000 - 15.000 đồng/kg. Bởi vậy, giá “cam Canh” bán lẻ tại chợ Long Biên có giá từ 45.000 – 50.000 đồng/kg.

Được biết, cam Canh vỏ rất mỏng, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng mà không giống loại cam nào. Hiện nay, ở các huyện như Thanh Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng và một số tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương… đang có một diện tích khá lớn cam Canh. Tuy nhiên, về chất lượng thì không thể bằng cam Canh chính hiệu (trồng ở làng Canh).

Theo một người có thâm niên trồng cam Canh cho biết, để phân biệt cam Canh "xịn" và cam rởm thì cứ nhìn vào cuống cam và màu sắc. Nếu là cam Canh "xịn", cuống sẽ đầy hoặc nếu lõm thì lõm ít, còn cam Canh hàng Trung Quốc, xung quanh cuống sẽ lõm xuống khá sâu. Về màu sắc, loại cam Canh nhái có màu đỏ au và kích thước quả khá đều nên bắt mắt. Cam Canh "xịn" thường có màu đỏ pha vàng, màu xanh lẫn vàng, hơi rám và có mã không đẹp bằng cam Trung Quốc.


Cam-vinh, cho, Long-Bien, Ha-Noi, cam-Trung-Quoc, cam-sanh, gia-ca, hàng-Tàu, hóa-chất
Cam Canh "xịn" (trên) và cam Canh "nhái" (dưới) tại chợ Long Biên.

Mấy năm trở lại đây, một loại cam được người dân trong nước ưa chuộng không kém những loại cam đặc sản của vùng khác là cam Cao Phong. Đây là loại cam nổi tiếng ở thị trấn Cao Phong – òa Bình. Ngay từ giữa tháng 10, người dân Cao Phong bắt đầu đi vao vụ thu hoạch cam. Mới đầu vụ, khách mua cam đã vào tận vườn đặt hàng, với giá từ 18.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ngay tại chợ hoa quả đầu mối Long Biên, cam Cao Phong được bán buôn với giá 170.000 đồng/thùng 10 kg, và bán lẻ với giá 40.000 đồng/kg.

Một tiểu thương tại chợ Long Biên phân biệt: “Cam Cao Phong nổi tiếng bởi có vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, vỏ mỏng, màu vàng xanh. Tuy nhiên, những loại cam Cao Phong nhái lại có vị ngọt gắt, quả to, màu vàng sẫm. Bởi vậy, giá cam Cao Phong xịn chênh cam nhái tới vài chục nghìn, nên đừng tham rẻ mà mua phải hàng “made in China”.


Cam-vinh, cho, Long-Bien, Ha-Noi, cam-Trung-Quoc, cam-sanh, gia-ca, hàng-Tàu, hóa-chất
Cam sành với đủ mặt hàng và đủ mọi giá tiền được bày bán.

Riêng về cam sành Sài Gòn, đây là mặt hàng chiếm ưu thế lớn, đồng thời, cũng chính là mặt hàng có giá “tạp nham” nhất trên thị trường. Khảo sát tại chợ Long Biên, cam sành được chia ra làm ba loại chính. Loại thứ nhất có giá bán buôn từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, khi bán ra thị trường có giá từ 25.000 – 35.000 đồng/kg. Loại thứ hai có giá bán buôn khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg, thường xuất hiện trên khắp các vỉa hè, xe đẩy với giá 8.000 – 15.000 đồng/kg. Loại thứ ba được bán với giá 18.000 – 20.000 đồng/kg và giá bán lẻ từ 40.000 – 50.000 đồng/kg.

Được biết, loại cam sành nước ta trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Loại cam sành này khi chín vỏ có màu xanh, sần sùi, vỏ dày, có hạt. Tuy nhiên, vỏ cam Trung Quốc chín có màu vàng hoặc cam, trái nhẵn mịn, thành cao, không hạt.

Bên cạnh đó, đối với những giống cam sành của miền Bắc nước ta vào thời điểm chín có màu sắc tương đối giống với cam Trung Quốc, ví dụ như cam Hà Giang thì việc phân biệt cũng không phải quá khó khăn, vì thực tế ở Trung Quốc không trồng giống cam sành Hà Giang này.

Theo GDVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.