Cân điêu móc túi người tiêu dùng

Cân điêu hoành hoành không chỉ tại các khu vực chợ tạm, bán hàng rong, mà còntung hoành tại các khu chợ cho SV, công nhân, người bán nhiều khi núp bóng giárẻ để câu kéo người mua.

Cân điêu hoành hoành không chỉ tại các khu vực chợ tạm, bán hàng rong, mà còntung hoành tại các khu chợ cho SV, công nhân, người bán nhiều khi núp bóng giárẻ để câu kéo người mua.

Việc tính toán bữa ăn cho gia đình với số tiền cố định nhưng phải đảm bảo đượccả chất và lượng đang là một bài toán nan giải đối với nhiều người. Vì vậy,những nơi có giá niêm yết rẻ hơn thường được người tiêu dùng lựa chọn. Thế nhưngđi đến đâu dường như các bà nội trợ đều bị người bán cân thiếu đến đó.

Cân điêu móc túi người tiêu dùng
Hiện nay có rất nhiều nơi "chế tạo cân theo yêu cầu". Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị NguyệtHằng, ở đường Đồng Đen, quận Tân Bình (TP.HCM) bức xúc: “Vừa rồi thấysạp cá bà Y ở chợ gần nhà bán giá rẻ hơn chỗ khác đến 5.000 đồng/kg,hàng lại tươi, tôi mua 1kg cá thu giá 115.000 đồng. Khi về đến nhà, tôimang sang tiệm tạp hóa hàng xóm nhờ cân thử, phát hiện thiếu gần mộtlạng. Như vậy, chẳng những giá bán không rẻ, mà còn mất toi 10.000 đồngvì bị cân điêu”.

Tương tự, chị Trần Thị Hà, nhà ở đường Dương Bá Trạc, quận 8 kể, hômtrước chị ghé chợ Rạch Ông, thấy chuối bán giá 6.000 đồng/kg, rẻ hơn ởsạp 2.000 đồng lại khá ngon, nên quyết định mua. Mặc dù đã nhìn đi nhìnlại thấy họ cân đúng, nhưng khi về cân lại thiếu gần 2 lạng.

Chị Phan Ánh Nguyệt, công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 thanthở, hầu hết những người bán hàng ở khu chợ công nhân trên đường HuỳnhTấn Phát đều dùng chiêu giảm giá nhưng cân thiếu. Chẳng hạn, cà chua ởchợ thường bán 14.000 đồng/kg, thì đây họ chỉ bán 10.000 đồng/kg, songmỗi cân chỉ còn lại 6 - 8 lạng.

Không riêng khu vực này, mà hầu hết các khu chợ “chồm hổm” ở những khucông nghiệp, nội ngoại thành đều xảy ra tình trạng như vậy. Bà B bán sạpcá ở trước Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân trần tình: "Thời buổikhó khăn, mua bán phải khôn một chút mới có lời, thành thử đôi lúc buộcngười bán phải cân non để bù đắp vào phần giảm giá".
 

Cân điêu móc túi người tiêu dùng
Trước đây, cân đối chứng được các ban quản lý chợ trang bị để người dân chống cân điêu nhưng nay hầu như không còn. Ảnh: Internet.

Cũng là cân điện tử từ 12đến 60kg của những người bán hoa quả trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, cùngmột loại quýt, cùng bán trên một đoạn đường, chất lượng như nhau, nhưnggiá dao động từ 8.000 - 20.000 đồng/kg.

Thậm chí, có người bán treo 2 bảng báo với 2 giá niêm yết khác nhautrên cùng 1 sọt trái cây, biển trên giá 18.000 đồng/kg, còn dưới giá25.000 đồng/kg. Khi PV thắc mắc, một người bán hàng ở đây bình thản chobiết “tiền nào của nấy”?!

Nhiều người tiêu dùng cho rằng, với việc “nói thách” dù sao cũng dễ đốiphó, miễn sao “thuận mua vừa bán”. Riêng việc cân thiếu mới thật sự lànỗi khổ của người nội trợ bởi không sao trị được.

Cân điêu móc túi người tiêu dùng
Các xe bán hàng lưu động luôn áp dụng chiêu "cân điêu bù giảm giá". Ảnh: Trần Nhã.

Những loại hàng rẻ tiềnkhông đáng nói, nhưng những mặt hàng đắt tiền như thịt, cá hay bào ngư,vi cá, thì số tiền người mua chịu thiệt vì cân gian không ít.

Không chỉ cần điêu, việc đo vải may, cân đo vật liệu xây dựng "haohụt"… người mua cũng chịu chung cảnh ngộ.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.