Cảnh báo “bẫy” mậu dịch tự do

Bẫy mậu dịch tự do, theo cách nhìn nhận của các chuyên gia Viện nghiên cứu Việt Nam (thuộc trường Đại học Waseda) có nghĩa là ảnh hưởng của trào lưu tự do mậu dịch khiến cấu trúc về lợi thế so sánh của các nước đi sau bị cố định, khó thay đổi. Hậu quả là các nước vướng bẫy sẽ không thể dịch chuyển lên trình độ cao hơn.

Năng lực công nghiệp hạn chế khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức lớnvề cái gọi là “bẫy” mậu dịch tự do.

Bẫy mậu dịch tự do, theo cách nhìn nhận của các chuyên gia Viện nghiên cứuViệt Nam (thuộc trường Đại học Waseda) có nghĩa là ảnh hưởng của trào lưu tựdo mậu dịch khiến cấu trúc về lợi thế so sánh của các nước đi sau bị cố định,khó thay đổi. Hậu quả là các nước vướng bẫy sẽ không thể dịch chuyển lêntrình độ cao hơn.

Dường như thách thức đang lớn hơn khi phân tích riêng trường hợp Việt Namvới tư cách là thành viên tham gia ký kết các hiệp định tự do mậu dịch giữaASEAN và Trung Quốc (ACFTA). Việt Nam có nghĩa vụ phải cắt bỏ dần hàng ràothuế quan đối với nhóm hàng hóa thông thường theo 8 giai đoạn kể từ ngày1/1/2005 đến ngày 1/1/2015. Đến thời điểm tháng 4/2010, lộ trình cắt giảm đãtrải qua 5 giai đoạn, số chủng loại hàng áp thuế còn lại rất ít.

Vấn đề nằm ở chỗ, thâm hụt mậu dịch trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam vớiTrung Quốc ngày càng tăng, cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủyếu là nông lâm và khoáng sản.

“Điều này tương phản với trường hợp của các nướcASEAN khác khi các thành viên ban đầu của ASEAN như Thái Lan, Malaysia,Philippine xuất khẩu chủ yếu hàng công nghiệp sang Trung Quốc”, Giáo sư Trần VănThọ, Đại học Waseda phân tích. Ông cho rằng, hiệu quả cắt giảm thuế quan đối vớikích thích xuất khẩu của Việt Nam là không cao.

Cảnh báo “bẫy” mậu dịch tự do
Tỷ giá linh hoạt của Trung Quốc sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ thị trường này gặp nhiều khó khăn

Như vậy, viễn cảnh đầy áp lực là khi thực hiện hoàn toàn lộ trình đã cam kếttrong ACFTA, các ngành công nghiệp liên quan đến ô tô, tơ sợi, dệt vải… của ViệtNam sẽ chịu thách thức rất lớn, thậm chí là nguy cơ phá sản khi lý do các ngànhnày tồn tại được là nhờ mức thuế quan cao. Đáng lo ngại là cơ cấu về lợi thế sosánh của Việt Nam (vốn đang bất lợi khi Việt Nam chủ yếu xuất thô) sẽ khó thayđổi nếu không có một chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.

“Nguyên nhân dẫnđến sự yếu kém trong năng lực xuất khẩu của Việt Nam là do những hạn chế về sứccạnh tranh của công nghiệp, chất lượng doanh nghiệp tư nhân cũng như những yếukém của thị trường các yếu tố sản xuất, nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và đặc biệt lànăng lực xây dựng và thi hành chính sách phát triển còn kém hiệu quả”, Giáo sưTrần Văn Thọ nhấn mạnh.

Cảnh báo “bẫy” mậu dịch tự do

Ông cho rằng, các điểm yếu này, nếu không được tháo gỡkịp thời, sẽ tiếp tục làm khó cho năng lực cạnh tranh quốc tế của công nghiệpViệt Nam trong bối cảnh kinh tế khu vực Đông Á hiện đang nổi lên sự trỗi dậy củaTrung Quốc với nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như tốcđộ và quá trình tự do hóa mậu dịch và đầu tư hình thành theo xu hướng hợp nhấtkhu vực.

Cũng phải nhấn mạnh rằng, chính điểm yếu trong năng lực xuất khẩu của Việt Namđã gần như loại bỏ cơ hội của Việt Nam khi Trung Quốc quyết định tăng giá đồngNhân dân tệ. Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng,ngay khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng tỷ giá giao dịch giữa Nhân dân tệvà USD thêm 0,43%, lên mức 6,7980 Nhân dân tệ/USD, các nước xuất khẩu vào TrungQuốc sẽ là một trong những đối tượng hưởng lợi.

Tuy nhiên, Việt Nam dường nhưkhó tận dụng cơ hội này khi nhập siêu với Trung Quốc rất lớn. Hơn thế, với cơcấu hàng xuất khẩu hiện tại, với hiện trạng của ngành công nghiệp xuất khẩunguyên liệu thô, khoáng sản chưa chế biến… có thể sẽ làm tăng mạnh, làm đậm hơnbất lợi của Việt Nam trong năng lực cạnh tranh.

Việt Nam nên tận dụng lợi thế là đầu cầu chiến lược vào thị trường Trung Quốc bằng cách xây dựng một chiến lược Trung Quốc có hiệu quả

Cũng phải nói thêm là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam cótỷ lệ nhập nguyên liệu phục vụ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc khá lớn, và tỷ giálinh hoạt của Trung Quốc sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ thịtrường này gặp khó khăn hơn.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, chính xu thế củakhu vực đang làm bật lên những lợi thế so sánh động của Việt Nam. Nhìn vào cơcấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khả năng cạnhtranh của các ngành dệt may, da giày, nông hải sản chế biến là rất khá.

Ông Vũ Minh Khương thuộc Đại học quốc gia Singapore cho rằng, Việt Nam cần triệtđể tận dụng cơ hội mang lại từ sự trỗi dậy của châu Á. “Việt Nam nên chủ động vàcó chiến lược tích hợp mình vào nền sản xuất châu Á bằng cách làm việc chặt chẽvới các công ty đa quốc gia hàng đầu trong các hệ thống này”, ông Khương đề xuất.

Với mối quan hệ với Trung Quốc, ông Khương cho rằng Việt Nam nên tận dụng lợithế là đầu cầu chiến lược vào thị trường Trung Quốc bằng cách xây dựng một chiếnlược có hiệu quả để thu hút FDI và giúp doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thịtrường khổng lồ này.

Theo Mai Anh
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.