Chính phủ điều hành còn thiếu nhất quán

Điều đặc biệt trong phiên thảo luận về tình hình KTXH sáng 275 là nhiềuđại biểu đã góp ý về cách điều hành của Chính phủ trước các chỉ tiêu QH giaokhông đạt.

Điều đặc biệt trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay 27-5 là nhiềuđại biểu đã góp ý về cách điều hành của Chính phủ trước các chỉ tiêu QH giaokhông đạt.

Lạm phát tăng cao nhất nhưng tăng trưởng thấp nhất

Trao đổi với báo chí, Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nướckhẳng định doanh nghiệp quý I-2010 rất khó khăn, lạm phát tăng cao nhất trongnhiều năm trong khi tăng trưởng thấp nhất, Chính phủ thì điều hành thiếu nhấtquán:

- Qua quý I-2010, có thể nói đà hồi phục đã được xác định nhưng cũng đã thấy rõhơn ưu, khuyết điểm của điều hành năm 2009, 2010. Những cân đối vĩ mô mà ta pháthiện ra, kể cả cán cân thanh toán, bội chi ngân sách, chỉ số ICOR (hiệu quả đầutư/vốn)… không những không cải thiện mà còn xấu hơn.

Yếu kém thứ 2, qua 2 quýgần đây, kết quả chúng ta đạt được đều mang tính tình thế, kể cả chống lạm phát,chống tác động khủng hoảng thế giới. Những cái cần thiết cho ổn định lâu dài thìlại đang ngồn ngộn, chưa được giải quyết.

Giá tăng dồn dập

- Thưa ông, những vấn đề trên đều do điều hành chưa tốt?

- Điều hành của các Bộ, ngành, Chính phủ trong quý I-2010 có những trục trặc.Theo tôi, việc tăng giá trong quý I vừa qua là dồn dập, nhiều mặt hàng quantrọng như than, điện, xăng dầu tăng cùng một lúc.

Trong khi đó, tín dụng chodoanh nghiệp trong quý I lại giảm. Ta làm quá “tập trung” nên kinh doanh sụtgiảm, đồng thời gây yếu tố tâm lý. Dân rất phân vân, họ không biết lạm phát sẽlên đến thế nào. Doanh nghiệp không có vốn sản xuất. Tăng trưởng tín dụng quý Ichỉ khoảng 3%. Ngoài thiệt hại cụ thể thì yếu tố tâm lý cũng không ổn định. Tấtcả những cái này đã tăng sức ép đến lạm phát và tăng trưởng.

Chính phủ điều hành còn thiếu nhất quán

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước

- Vấn đề là Chính phủ điều hành mang tính tình thế, giật cục, vì những mục tiêungắn hạn?

- Đúng là những giải pháp chủ yếu tập trung vào vấn đề tình thế. Những vấn đềđặt ra cho lâu dài thì chưa thấy đâu, ví dụ các chỉ tiêu về văn hoá, giáo dục, ytế, môi trường một số chưa đạt. Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới thể chế… cũngchưa được làm bao nhiêu.

- Doanh nghiệp rất khó khăn, mục tiêu Chính phủ là giảm chi phí cho doanh nghiệpnhưng thực tế chi phí vẫn tăng. Phải chăng việc điều hành và mục tiêu cứ “lệch”nhau?

- Không phải lệch mà cố nhưng chưa làm được. Ý đồ rất tốt, như rút lãi suất chovay xuống 12% nhưng rút không phải mệnh lệnh là được. Muốn giảm thì chỉ số ICORphải thấp đi, xuất khẩu tăng lên, ngân sách chi giảm đi, cán cân thanh toán phảicải thiện… chứ cứ hô không thì không được. Nguyên lý lạm phát giảm đi, kinh tếlên, cung ứng vốn, tỷ giá tốt hơn thì tự nhiên các ngân hàng sẽ phải giảm lãisuất. Ý định Chính phủ tốt nhưng chưa làm được vì hành động chưa rõ.

Chính sách cần trước sau như một

“Chúng ta chưa sửa được là chỉ số ICOR, bội chi ngân sách, cán cân thanh toán… Nếu không sửa được thì các năm sau lạm phát lại tăng và kinh tế trì trệ” - ông Cao Sỹ Kiêm.

- Chúng ta đã nói phải ổn định vĩ mô nhiều năm qua. Theo ông, điều hành hành củaChính phủ đã nhất quán giữa mục tiêu ổn định và tăng trưởng chưa?

- Quý I vừa qua phải khẳng định doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt doanh nghiệpnhỏ và vừa. Vốn bị thắt, chi phí tăng lên, lãi suất tăng cao lên 17-18%, các yếutố giá điện, nước nữa... Điều này đã làm quý I khó khăn và chắc chắn nó sẽ ảnhhưởng đến quý II.  Nếu chúng ta vì cái này mà bóp méo cái kia một cách vô lốithì nó sẽ mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. Điều hành của Chính phủ chưa nhịp nhàng.

Vốn chúng ta đưa ra có 3% mà đòi tăng GDP 6,5% thì khó. Điều hành thời gian quathiếu nhất quán. Đáng lẽ không nên tăng tỷ giá, tăng giá điện, tăng giá xăng dầucùng lúc. Nó tạo tâm lý lạm phát trong khi chúng ta vẫn nói phải tránh tâm lýlạm phát.

- Theo ông, sắp tới, Chính phủ cần tập trung làm gì?

- Những giải pháp Chính phủ đưa ra định hướng là đúng. Theo tôi, cần đảm bảothêm một số yếu tố. Thứ nhất, đảm bảo tăng trưởng 6,5% cũng chỉ là tình thếthôi. Phải điều hành linh hoạt hơn và không được quên cái lâu dài như tái cơcấu, hệ số Icor, mất cân đối cán cân thương mại…

Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ vàvừa vì đây là khu vực yếu thế nhất, sức cạnh tranh cũng còn hạn chế. Chính sáchlãi suất thấp cần được thực hiện ngay. Đặc biệt, điều hành cần tốt hơn. Có 3việc phải chú ý trong điều hành. Một, cần cụ thể hoá nhanh tất cả những chủtrương đã có, như hiện nay là chậm.

Hai, phải linh hoạt tỷ giá, lãi suất, thuế. Không nên nhăm nhăm vào tăng trưởng,rồi không có chính sách ưu đãi, khuyến khích.

Ba, chính sách cần nhất quán, trước sau như một. Giải pháp phải rút kinh nghiệmtừ năm ngoái và quý I năm nay ngay theo hướng minh bạch, công khai, rõ ràng,nhất quán hơn. Chứ cứ nói người ta không hiểu, nói người ta nghi ngờ, nói ngườita sẵn sàng đối phó thì rất nguy hiểm.

Theo Cầm Văn Kình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.